Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì ?

[GIẢI ĐÁP] Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì ?

xem thêm Cửa hàng Hoa Tươi Ở Bạc Liêu

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu của một số bệnh lý thường gặp như viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, dị ứng thực phẩm, thời tiết,… Nếu được chăm sóc đúng cách, phát ban da và một số triệu chứng đi kèm ở trẻ có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày.

Trẻ bị phát ban không sốt
Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì?

 

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì?

Phát ban da là tình trạng da đỏ/ hồng, có gờ nổi cộm hoặc bằng phẳng so với các vùng da xung quanh. Đây là một trong những dạng tổn thương da thường gặp và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong trường hợp trẻ nhỏ bị phát ban nhưng không sốt, nguyên nhân có thể do:

1. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da thường gặp, xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với yếu tố/ chất gây dị ứng. Trẻ có làn da mỏng, yếu và nhạy cảm nên rất dễ mắc phải bệnh lý này khi tiếp xúc với côn trùng, nhựa thực vật, hóa mỹ phẩm, ánh nắng có cường độ mạnh, giày dép,…

Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, vùng da của trẻ thường có xu hướng nổi phát ban có màu hồng hoặc đỏ, đi kèm với triệu chứng phồng rộp, mụn nước, bong tróc da, ngứa ngáy, sưng đỏ và đau nhức.

>>>THAM KHẢO THÊM : Địa Chỉ Cửa Hàng Hoa Tươi Giá Rẻ Bạc Liêu

trẻ sơ sinh bị phát ban không sốt
Viêm da tiếp xúc chỉ gây phát ban, phồng rộp, nổi mụn nước, ngứa da nhưng không gây sốt cao

Thông thường, triệu chứng của bệnh chỉ xảy ra tại vùng da có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên hầu như không làm phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào như sốt cao, mệt mỏi hay đau đầu.

2. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu mãn tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi có các yếu tố kích thích (lông động vật, phấn hoa, khói bụi, hóa mỹ phẩm), các triệu chứng của bệnh có khả năng bùng phát mạnh.

Ban đầu da sẽ xuất hiện các vết phát ban mọc khu trú hoặc lan tỏa đi kèm với triệu chứng nóng rát và ngứa ngáy. Theo thời gian, tổn thương da chuyển sang màu đỏ thẫm, nâu, dày sừng và có dấu hiệu khô ráp. Tương tự viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng chỉ gây triệu chứng trên da nên không gây sốt hay làm phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào khác.

3. Dị ứng thực phẩm

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng thực phẩm, do hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và nhạy cảm hơn với các thành phần dinh dưỡng. Khi dung nạp thức ăn dễ gây dị ứng, hệ miễn dịch có thể nhận định protein trong thực phẩm là dị nguyên và có xu hướng đối kháng bằng cách sản sinh IgE (kháng nguyên).

Sau khi kháng nguyên được giải phóng, da của trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban kèm ngứa ngáy, châm chích và nóng rát.

trẻ sơ sinh bị phát ban không sốt
Ăn thực phẩm dị ứng có thể khiến trẻ nổi phát ban, mề đay nhưng hầu như không gây sốt

Dị ứng thực phẩm còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như ngứa cổ họng, ho, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu và bứt rứt nhưng hầu như không gây sốt.

>>>XEM NGAY : Shop hoa tươi Quận Ô Môn

4. Dị ứng thời tiết

Tương tự dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt. Trong trường hợp, yếu tố kích thích hệ miễn dịch tạo kháng nguyên thường là do sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, không khí, nhiệt độ,…

Ngoài triệu chứng phát ban không sốt, trẻ bị dị ứng thời tiết còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy, khó chịu, hắt hơi.

5. Viêm da cơ địa

Ngoài ra, tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc trưng bởi phát ban da có hình thái đa dạng, màu hồng hoặc đỏ. Sau một thời gian, trên bề mặt phát ban da sẽ xuất hiện các vết mụn nước nhỏ, mọc khu trú, dễ vỡ, gây chảy dịch và đóng thành vảy tiết.

Tổn thương da do viêm da cơ địa thường không gây sốt. Tuy nhiên bệnh có thể đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác như viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

6. Hăm tã

Hăm tã là một dạng viêm da cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bệnh lý này xảy ra khi da ma sát với tã lót, gây phát ban, nổi mụn nước, sưng đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.

trẻ bị phát ban ngứa không sốttrẻ bị phát ban ngứa không sốt
Hăm tã ở trẻ có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và đau rát ở vùng bẹn nhưng không gây sốt

Hăm tã chủ yếu xảy ra do ma sát, vì vậy bệnh chỉ gây triệu chứng ở da và không đi kèm với triệu chứng sốt hay các triệu chứng toàn thân khác. Tuy nhiên do tính chất gây ngứa nhiều, bệnh có thể khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú và mất ngủ.

7. Sốt phát ban/ Phát ban sau sốt

Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng cấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi trẻ nhiễm virus rubella, enterovirus, adenovirus, echovirus,… Khi virus xâm nhập vào cơ thể, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào loại virus gây bệnh và tình trạng sức khỏe.

Sau khoảng vài ngày, thân nhiệt trẻ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên ở thời điểm này, các ban da có màu hồng hoặc đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở mặt, tai rồi lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Các vết phát ban này thường vô hại và có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị y tế.

8. Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là phản ứng của mao mạch ở lớp trung bì khi có các yếu tố kích thích như dị ứng, nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, tắm nước nóng,… Tình trạng này có thể khiến da xuất hiện sẩn ngứa, phát ban, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, sưng viêm và nóng rát.

trẻ bị phát ban ngứa không sốttrẻ bị phát ban ngứa không sốt
Trẻ bị phát ban ngứa nhưng không sốt có thể do chứng nổi mề đay mẩn ngứa gây ra

Do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch kém nên trẻ nhỏ thường xuyên bị phát ban da không sốt do chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên bệnh lý này hầu như không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày.

>>>XEM THÊM : Shop Hoa Tươi Quận Thốt Nốt

9. Do các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó bé bị phát ban nhưng không sốt còn có thể do những nguyên nhân sau:

  • Ma sát với quần áo: Cho trẻ mặc trang phục có chất liệu cứng, dày và chật có thể làm tăng ma sát lên da, khiến da đỏ ứng, kích thích và nổi phát ban.
  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc: Một số loại bôi tại chỗ như Benzocaine, Thimerosal, Hydrocortisone,… có thể khiến vùng da dùng thuốc bị nổi ban, ngứa, bong tróc và khô ráp.
  • Chàm sữa: Chàm sữa là một dạng viêm da thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng phát ban da ở 2 bên má, đi kèm với triệu chứng khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy nhưng không gây sốt.

Trẻ bị phát ban không sốt – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng phát ban không sốt có thể giảm nhanh chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và sức khỏe yếu, triệu chứng trên da có thể tiến triển kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian.

Vì vậy mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Tình trạng phát ban không sốt kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Phát ban da có xuất hiện mụn mủ, lở loét và viêm nặng
  • Trẻ bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng
  • Phát ban da gây ngứa nhiều khiến trẻ mất ngủ, bỏ ăn, quấy khóc

Trẻ bị phát ban không sốt nên làm gì?

Hầu hết các trường hợp phát ban không sốt ở trẻ nhỏ đều bắt nguồn từ các bệnh lý da liễu, dị ứng và có mức độ nhẹ. Phát ban da thường không gây hại tuy nhiên triệu chứng này có thể gây ngứa, nóng rát và châm chích. Để cải thiện các triệu chứng trên và giảm cảm giác khó chịu cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

1. Cách ly trẻ với các yếu tố thuận lợi

Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây phát ban da và cách ly trẻ khỏi các yếu tố thuận lợi. Nếu tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài, tổn thương da có xu hướng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

trẻ bị phát ban ngứa không sốttrẻ bị phát ban ngứa không sốt
Nên lựa chọn các loại tã có chất liệu mềm và thấm hút để giảm phát ban và cải thiện ngứa ngáy

Vì vậy mẹ nên:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, nấm mốc, lông chó mèo, mạt bụi,…
  • Lựa chọn tã quần cho trẻ có chất liệu mềm mịn, thông thoáng và có kích cỡ tương ứng với cân nặng. Đồng thời nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng.
  • Kiểm tra các sản phẩm vệ sinh cơ thể cho trẻ. Nếu các sản phẩm này chứa thành phần dễ kích ứng (chất bảo quản, hương liệu, độ pH cao), bạn nên thay đổi bằng cách sản phẩm dịu nhẹ và có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, nấm,…
  • Nếu trẻ bị phát ban da do thời tiết chuyển lạnh đột ngột, bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, giữ ấm cơ thể và hạn chế di chuyển ngoài trời.

2. Vệ sinh cho trẻ thường xuyên

Tình trạng phát ban có thể lan tỏa rộng và nghiêm trọng hơn nếu vệ sinh cơ thể kém. Vì vậy bạn nên tắm cho trẻ 1 – 2 lần/ ngày, đồng thời nên thường xuyên dùng khăn ướt lau các vùng da dễ tiết mồ hôi như nách, cổ và vùng bẹn. Với những trẻ bị hăm tã, bạn nên dùng phấn rôm để giảm bài tiết mồ hôi và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

3. Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm phát ban da cho trẻ tại nhà như:

trẻ bị phát ban ngứa không sốttrẻ bị phát ban ngứa không sốt
Dưỡng ẩm da cho trẻ giúp cải thiện khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy và giảm phát ban da
  • Chườm khăn mát: Nếu phát ban da gây nóng rát và châm chích, bạn có thể chườm khăn mát lên vùng da tổn thương từ 10 – 15 phút. Áp dụng cách này 1 – 2 lần/ ngày có thể giúp cải thiện tổn thương da và ngăn ngừa tình trạng lây lan rộng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Bên cạnh đó để giảm khô da, ngứa ngáy và nóng rát, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước. Có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và nâng cao sức khỏe.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da tổn thương của trẻ 2 lần/ ngày. Da được dưỡng ẩm đều đặn có thể giảm mức độ ngứa ngáy, bong tróc và phục hồi nhanh chóng.
  • Pha nước tắm với tinh dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp không chỉ giúp giảm ho, nghẹt mũi và hắt hơi mà còn có tác dụng sát trùng, giảm viêm và ngứa ngáy. Vì vậy bạn nên cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm của trẻ để giảm ngứa ngáy do phát ban da gây ra.

Nếu được chăm sóc đúng cách, phát ban da ở trẻ nhỏ có thể biến mất chỉ sau khoảng 3 – 7 ngày.

4. Sử dụng thuốc Tây y khi cần thiết

Nếu bé bị phát ban không sốt kéo dài, triệu chứng ngày càng nặng, cha mẹ cần cho bé sử dụng các loại thuốc để điều trị. Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Một số nhóm thuốc thường sử dụng để trị nổi mẩn đỏ, phát ban như:

  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc bôi ngoài da
  • Thuốc corticoid
  • Thuốc chống mẫn cảm…
Thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ, vì vậy cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng cho béThuốc Tây có thể gây tác dụng phụ, vì vậy cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng cho bé
Thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ, vì vậy cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng cho bé

Lưu ý: Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương vì vậy cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc tây. Cần sử dụng theo chỉ định và kê toa của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

5. Điều trị phát ban cho trẻ bằng thuốc Đông y

Nếu muốn trị dứt điểm bệnh cho bé nhưng sợ thuốc Tây ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ nên tham khảo sử dụng thuốc Đông y để điều trị.

Thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ. Các thảo dược được gia giảm thành phần theo tỉ lệ phù hợp với mức độ bệnh, đảm bảo đúng thuốc, không sợ ngộ độc hay quá liều.

Mặt khác, thuốc Đông y không chỉ có công dụng loại bỏ tận gốc căn nguyên, mà còn phục hồi ngũ tạng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tuy nhiên, trước thực trạng dược liệu bẩn như hiện nay, cha mẹ cần sáng suốt lựa chọn cho trẻ bài thuốc chất lượng. Phụ huynh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc gia truyền chữa nổi mề đay, phát ban của Đỗ Minh Đường.

Đây là nhà thuốc đạt giải thưởng “Sản phẩm tin cậy – nhãn hiệu ưa dùng – dịch vụ hoàn hảo”, từng được mời kết hợp cùng VTV2 – “Khỏe thật đơn giản”, “Sống khỏe mỗi ngày”, VTC2 – “Góc nhìn người tiêu dùng” để tư vấn cách chữa bệnh.

Bài thuốc Đông y gia truyền dòng họ Đỗ Minh – Giải pháp hoàn hảo từ thảo dược, giúp bé yêu hết nổi mẩn phát ban

Bài thuốc ra đời cách đây gần 150 năm, gồm 3 phương thuốc nhỏ với 20 – 30 loại thảo dược gia giảm theo tỷ lệ Vàng bí truyền:

  • Thuốc đặc trị: Diệp hạ châu, kim ngân cành, hạ khô thảo, sài đất…
  • Thuốc bổ gan giải độc: Sài hồ nam, bách hộ, bồ công anh, cà gai, ngải cứu…
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Hạnh phúc, hoàng kỳ, xích đồng, tơ hồng xanh…

Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh chữa nổi mề đay ở trẻ an toàn, hiệu quả

Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh chữa nổi mề đay ở trẻ an toàn, hiệu quả

Nhờ kết hợp 3 trong 1, bài thuốc có công dụng: Tiêu viêm sưng, giảm phát ban, nổi mẩn – Giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ tái tạo làn da cho bé – Tăng cường chức năng gan, thận – Nâng cao sức đề kháng – Phòng ngừa tái phát.

Thuốc không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược.100% thảo dược bào chế thuốc thu hái từ vườn dược liệu chuẩn hóa do Đỗ Minh Đường xây dựng. Nhà thuốc nói KHÔNG với dược liệu bẩn, dược liệu không rõ nguồn gốc hoặc nhập từ Trung Quốc. Vì vậy, cha mẹ yên tâm về chất lượng thuốc, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe của bé.

Thuốc được gia giảm liều lượng tùy theo độ tuổi, tình trạng bệnh của bé. Nếu cha mẹ không có thời gian sắc thuốc, có thể yêu cầu nhà thuốc giúp bào chế sẵn thành dạng cao, chỉ cần hòa thuốc với nước ấm là uống ngay.

Từ khi ra đời cho đến nay, bài thuốc đã giúp hàng ngàn người bệnh khỏi nổi mề đay, phát ban, dị ứng. Phương thuốc trở thành lựa chọn số 1 của các bậc cha mẹ trong điều trị bệnh cho bé bằng Đông y.

 

>>>THAM KHẢO THÊM MẪU HOA TAI : https://diachishophoa.com/

 

Trả lời