Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng hoặc kích ứng da. Tình trạng này khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và chán ăn. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện để có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp.

>>>tham khảo thêm : shop hoa tươi huyện cẩm thủy thanh hóa 

cách điều trị mề đay ở trẻ em
 có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu

Nổi mề đay ở trẻ em là gì?

Nổi mề đay là tình trạng nổi mẩn đỏ hoặc phù mạch có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh  xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị ứng dẫn đến việc giải phóng Histamine dưới da gây ngứa và nổi mẩn đỏ.

Mề đay thường phổ biến ở trẻ em, do trẻ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và hàng rào bảo vệ da kém. Mề đay ở trẻ có thể là cấp tính (thường biến mất trong vài giờ đến vài ngày) hoặc mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần). Ở trẻ em, mề đay cấp tính thường phổ biến hơn mề đay mãn tính.

Theo thống kê, có khoảng 15% trẻ em dưới 10 tuổi có ít nhất một đợt nổi mề đay cấp tính trong đời. Tỷ lệ nổi mề đay ở các bé gái cao hơn các bé trai. Ở những trẻ bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng, tỷ lệ nổi mề đay là 20%. Bên cạnh đó, có khoảng 40% trường hợp nổi mề đay ở trẻ có thể đi kèm tình trạng phù mạch.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em không nghiêm trọng và ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ em

Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và thường rất ngứa. Kích thước mề đay có thể thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bệnh.

trẻ bị nổi mề đay ngứa khắp người
Mề đay ở gây nổi mẩn đỏ với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau

Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Nổi mẩn ngứa màu hồng hoặc đỏ, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc tạo thành mảng.
  • Khu vực mề đay có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh.
  • Ngứa âm ỉ hoặc dữ dội, một số trẻ có thể có cảm giác châm chích hoặc nóng rát.

Trong một số trường hợp, trẻ có thể xuất hiện tình trạng phù mạch. Biểu hiện phổ biến bao gồm gây sưng phù ở các khu vực như tay, chân, miệng, mí mắt và bộ phận sinh dục. Ngoài ra, phù mạch có thể gây đau nhẹ hoặc không đau.

>>>xem thêm : Hoa Khai Trương Đà Lạt

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Mề đay được gây ra bởi một số chất hóa học trung gian, chẳng hạn như Histamine, được giải phóng từ các tế bào viêm. Histamine có thể gây giãn nở các mạch máu và rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh. Điều này gây sưng đỏ da và nổi mề đay ở trẻ em.

Các nguyên nhân và yếu tố phổ biến được cho là có thể kích hoạt mề đay bao gồm:

  • Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến các bệnh lý ngoài da, như nổi mề đay mẩn ngứa. Dị ứng bao gồm dị ứng thực phẩm (như trứng, sữa, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, động vật có vỏ, một số loại quả mọng), dị ứng thuốc hoặc một số yếu tố trong môi trường như (phấn hoa, côn trùng, mạt bụi và lông thú cưng).
  • Thay đổi nhiệt độ: Biến động nhiệt độ ở môi trường sống có thể gây ảnh hưởng đến da của trẻ và gây nổi mề đay. Tình trạng này thường phổ biến vào thời điểm giao mùa.
  • Nhiễm virus: Đây là yếu tố chiếm 40% các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em. Các bệnh lý nhiễm virus như nhiễm trùng đường hô hấp trên, các bệnh viêm gan hoặc cảm lạnh thông thường gây nổi mề đay ở trẻ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt cao, đau cơ hoặc xương khớp.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Bao gồm tình trạng viêm tai giữa, viêm Amidan, viêm họng, viêm xoang hoặc áp xe răng. Các yếu tố này có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch, kích ứng da và gây nổi mề đay ở trẻ em.
  • Dị ứng thuốc: Một số trẻ có thể dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số loại thuốc và gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Các loại thuốc thường có liên quan đến tình trạng nổi mề đay chẳng hạn như thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) hoặc thuốc kháng sinh.
  • Các nguyên nhân khác: Tình trạng nổi mề đay ở trẻ em có thể liên quan đến vết cắn của côn trùng, quần áo ma sát, kém vệ sinh hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể.

Ngoài ra, có khoảng 50% các trường hợp mề đay ở trẻ em không thể xác định được nguyên nhân, y học gọi là mề đay vô căn hoặc mề đay tự phát.

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp mề đay ở trẻ em không nguy hiểm, không dẫn đến các biến chứng lâu dài và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ gãi ngứa, điều này làm tổn thương bề mặt da và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh chàm.

cách chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Hầu hết các trường hợp mề đay ở trẻ em không nghiêm trọng và không đe dọa đến tính mạng

Ngoài ra, đôi khi mề đay có thể gây sốc phản vệ, gây khó thở và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Do đó, gọi cho cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng sốc phản vệ như:

  • Nổi mề đay đột ngột đi kèm tình trạng sưng mặt, khó thở, ho, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

  • Sưng môi, lưỡi, cổ họng gây khàn giọng hoặc tắc nghẽn hệ thống hô hấp.
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc không đều.
  • Hạ huyết áp.
  • Co thắt dạ dày, buồn nôn hoặc nôn.

Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp lúc. Ngoài ra, không tự ý điều trị hoặc sử dụng thuốc tại nhà nếu không có chuyên môn hoặc hướng dẫn của bác sĩ.

Chẩn đoán nổi mề đay ở trẻ em

Để chẩn đoán tình trạng nổi mề đay ở trẻ em, bác sĩ có thể quan sát các triệu chứng và biểu hiện ngoài da của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu lịch sử y tế của trẻ cũng như bệnh lý gia đình.

Tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của mề đay, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm bổ sung như:

  • Xét nghiệm dị ứng da
  • Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý nhiễm trùng
  • Sinh thiết da trong các trường hợp cần thiết

Biện pháp điều trị tình trạng nổi mề đay ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong trường hợp các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có tính an toàn cao, không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp cải thiện như:

>>>xem ngay : Shop Hoa Tươi Huyện Cần Giờ

mề đay ở trẻ em
Tắm nước mát có thể làm dịu da và cải thiện tình trạng 
  • Vệ sinh vùng da bệnh: Nếu trẻ nổi mề đay khu trú trên một vùng cơ thể nhất định, hãy vệ sinh vùng da nổi mề đay bằng xà phòng và nước. Điều này có thể loại bỏ chất gây kích ứng và hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay ở trẻ em.
  • Tắm nước mát: Tắm nước mát có thể làm dịu da bị kích thích, hỗ trợ giảm viêm, ngứa và đỏ da. Biện pháp này thích hợp cho trẻ nổi mề đay khắp người. Ngoài ra, cha mẹ có thể baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm để hỗ trợ làm dịu da của trẻ. Lưu ý tắm cho trẻ trong khoảng 10 – 15 phút để tránh gây bệnh cảm lạnh.
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Các cách chữa mề đay bằng lá tía tô, lá khế hoặc gừng có thể hạn chế tổn thương da, giảm đau rát, ngứa và cải thiện tình trạng nổi mề đay.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể hạn chế lượng máu lưu thông, hỗ trợ làm mát da, giảm ngứa, viêm liên quan đến việc giải phóng Histamine gây kích ứng da. Cha mẹ có thể chườm lạnh lên khu vực nổi mề đay trong 10 – 15 phút mỗi lần, 2 giờ chườm một lần hoặc bất cứ khi nào cần thiết.
  • Thoa kem dưỡng da hoặc kem chống ngứa: Sử dụng kem dưỡng da (như Calamine) hoặc kem chống ngứa không kê đơn (như Hydrocortison 1%) có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay, ngứa và viêm da. Thoa kem vào khu vực ảnh hưởng mỗi ngày theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Hạn chế việc gãi ngứa của bé: Giúp bé tránh việc gãi càng nhiều càng tốt. Gãi có thể gây lây lan dị ứng, làm tình trạng nổi mề đay ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hoặc dẫn đến các bệnh da liễu khác, bao gồm nhiễm trùng da.
  • Mặc quần áo phù hợp: Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, mỏng, trơn, mát làm từ chất liệu cotton hoặc lụa để tránh việc trầy xước da và tích trữ mồ hôi quá mức. Điều này có thể khiến mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, mặc quần áo dài để bảo vệ da khỏi trầy xước và các chất kích thích bên ngoài.

2. Thuốc điều trị nổi mề đay ở trẻ em

Bên cạnh các biện pháp điều trị mề đay tại nhà, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc trị mề đay cho các trường hợp mãn tính hoặc kéo dài. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mề đay, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:

cách điều trị bệnh mề đay
Sử dụng thuốc điều trị mề đay ở trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc kháng Histamine: Các loại thuốc này có thể ngăn ngừa giải phóng Histamine gây ra phản ứng dị ứng và nổi mề đay. Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp nổi mề đay khắp người. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Chlorpheniramine, Cetirizine và Diphenhydramine. Thuốc được kê theo cân nặng và độ tuổi của bé, do đó không được tự ý sử dụng thuốc. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng Histamine có tác dụng an thần, vì vậy cho trẻ uống thuốc vào buổi tối hoặc quan sát trẻ để đảm bảo an toàn.
  • Thuốc chẹn Histamine H2: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ sử dụng thuốc chẹn Histamine H2 để cải thiện mề đay và làm dịu da. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Ranitidine, Cimetidine, Nizatidine và Famotidin, có thể được sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm. Tác dụng phụ thường bao gồm đau đầu hoặc rối loạn tiêu hóa.>>xem thêm ; Shop Hoa Tươi Huyện Nhà Bè

    Việc sử dụng thuốc điều trị nổi mề đay

  • Thuốc Corticosteroid theo toa: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc Corticosteroid tại chỗ hoặc đường uống mạnh như Prednison nếu các loại thuốc kháng Histamine không mang lại hiệu quả điều trị mề đay. Sử dụng Corticosteroid trong một thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của trẻ và dẫn đến một số tác dụng phụ lâu dài.
  • Thuốc hen suyễn dạng tiêm: Một số nghiên cứu cho biết thuộc hen suyễn Omalizumab có thể hỗ trợ cải thiện mề đay. Omalizumab thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng chi phí có thể cao hơn các phương pháp điều trị khác.
  • Chất ức chế hệ thống miễn dịch: Nếu tình trạng nổi mề đay ở trẻ em là mãn tính và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các chất ức chế hệ thống miễn dịch để điều trị. Các loại phổ biến bao gồm Cyclosporine, Mycophenolate và Tacrolimus. Tác dụng phụ thương bào gồm đau đầu, buồn nôn, một số trường hợp có thể gây suy giảm chức năng thận. Do đó, chỉ sử dụng chất ức chế miễn dịch trong trường hợp thật sự cần thiết.

Việc sử dụng thuốc điều trị nổi mề đay ở trẻ em cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay

Mề đay có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Tránh các yếu tố nguy cơ có thể gây kích ứng da. Mề đay có thể liên quan đến dị ứng hoặc một chất kích thích cụ thể. Do đó quan sát, ghi nhận và tránh những nguyên nhân dị ứng có thể ngăn ngừa mề đay tái phát.
  • Tắm cho bé bằng xà phòng nhẹ, không gây dị ứng 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, vệ sinh da ngay khi tiếp xúc với các chất có nguy cơ dị ứng cao như phấn hoa, lông động vật, các chất tẩy rửa hoặc sau khi bị côn trùng đốt.
  • Vệ sinh không gian và môi trường sống thường xuyên. Sử dụng máy điều hòa không khí để cân bằng độ ẩm trong nhà hoặc khu vực hoạt động của trẻ.
  • Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hô hấp bằng cách vệ sinh tai, mũi, họng cho bé thường xuyên. Tránh cho bé chơi ngoài trời khi gió lớn hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan có thể gây nổi mề đay ở trẻ em như suy giảm chức năng gan hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Tình trạng nổi mề đay ở trẻ em có thể được cải thiện sau vài ngày điều trị và không gây ra bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào. Trong các trường hợp mề đay nghiêm trọng hoặc kéo dài, cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ điều trị để cho biện pháp xử lý kịp thời.

 

Trả lời