Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có tự hết không, khi nào?

xem thêm Shop Hoa Tươi Huyện Tân Trụ Long An

 

Vì sao mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa?

Nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc khởi phát vài tháng kể từ khi sinh nở. Mề đay chủ yếu gây tổn thương da kèm nóng rát, ngứa ngáy và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ hay nguồn sữa của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên nếu không chủ động khắc phục, mẩn ngứa có xu hướng tiến triển dai dẳng, gây ngứa ngáy dữ dội khiến sản phụ mất ngủ, mệt mỏi và suy giảm thể trạng.

Thông thường, mề đay khởi phát do tiếp xúc với các dị nguyên như côn trùng, mủ thực vật, nước quá nóng hoặc quá lạnh, hóa chất, xà phòng,… Tuy nhiên ở sản phụ, bệnh lý này có thể bùng phát do các yếu tố nội sinh như rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh và suy nhược cơ thể.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị nổi mề đay mẩn ngứa:

1. Nội tiết tố chưa ổn định

Trong thời gian mang thai và sau khi sinh, nội tiết tố ở nữ giới thường có sự thay đổi đột ngột. Khi mang thai, buồng trứng tăng sản xuất hormone progesterone nhằm giữ bào thai trong thành tử cung, kích thích xương chậu giãn nở và giảm nguy cơ sảy thai.

Khi sinh nở, hormone progesterone có xu hướng thuyên giảm và hormone prolactin (hormone bài tiết sữa mẹ) tăng lên đáng kể. Sự thay đổi liên tục của các hormone chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng nổi mề đay ở sản phụ.

2. Sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm

Mang thai và sau khi sinh là thời điểm cơ thể phụ nữ suy yếu và giảm sức đề kháng. Thể trạng và hệ miễn dịch cần ít nhất 3 – 12 tháng để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy sau khi sinh, các dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây nổi mề đay mẩn ngứa trên da.

Hơn nữa thể trạng suy giảm còn khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại thức ăn và có nguy cơ dị ứng cao hơn so với bình thường.

>>>THAM KHẢO THÊM : Shop Hoa Tươi Huyện Cần Đước Long An

3. Căng thẳng thần kinh

Trong thời gian đầu sau khi sinh, hầu hết sản phụ đều có giờ giấc sinh hoạt không ổn định. Bởi lúc này, chế độ sinh hoạt của mẹ đều phụ thuộc vào trẻ sơ sinh. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng và yếu tố tâm lý.

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa
Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây nổi mề ngứa ở phụ nữ sau sinh

Thống kê cho thấy, hơn 70% nữ giới đều bị căng thẳng thần kinh sau sinh. Yếu tố này cộng hưởng với các yếu tố nội giới khác chính là nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa ở mẹ sau sinh.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sinh nở, bác sĩ thường tiêm thuốc gây tê, chống viêm và kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng và giảm đau cho sản phụ. Do đó tình trạng nổi mẩn ngứa ở mẹ sau sinh có thể là tác dụng phụ hoặc biểu hiện của dị ứng thuốc.

5. Ăn uống quá mức

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh được khuyến khích ăn uống điều độ để đảm bảo nguồn sữa và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên ăn uống quá mức, thường xuyên dung nạp thực phẩm giàu đạm, dinh dưỡng,… có thể khiến hệ tiêu hóa bị ứ trệ, tăng tích tụ độc tố trong gan và gây nổi mề đay mẩn ngứa.

6. Da bài tiết mồ hôi quá nhiều

Ở phụ nữ sau khi sinh, nồng độ estrogen có xu hướng sụt giảm đáng kể. Ngoài chức năng sinh lý, estrogen còn đảm nhiệm giúp cân bằng thân nhiệt, chống loãng xương và nuôi dưỡng làn da.

Thiếu hụt hormone này có thể khiến da sạm, hình thành nếp nhăn và đổ mồ hôi quá mức. Tình trạng bài tiết mồ hôi nhiều khiến da nhạy cảm, bí bách và dễ bị kích ứng khi có yếu tố tác động.

7. Do một số quan niệm sai lầm

Trên thực tế, nhiều sản phụ vẫn duy trì các quan niệm sai lầm về vấn đề “ở cữ” như kiêng tắm gội, mặc đồ ấm, hơ than,… Tuy nhiên các quan niệm này đều có nguồn gốc từ dân gian và chưa được chứng minh trên phương diện khoa học.

Các quan niệm này có thể khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt, da bết rít, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và kích thích các vấn đề da liễu bùng phát – trong đó có mề đay mẩn ngứa.

8. Tiếp xúc với chất dị ứng

Tiếp xúc với chất dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay mẩn ngứa. Sản phụ có thể bị nổi mẩn ngứa trên da do tiếp xúc với mỹ phẩm, lông chó mèo, côn trùng, mạt bụi, mặc quần áo chật,…

Nhận biết nổi mẩn ngứa ở sản phụ

Nổi mẩn ngứa ở sản phụ tương đối dễ nhận biết. Một số dấu hiệu nhận biết chứng nổi mề đay ở mẹ sau sinh, bao gồm:

>>>XEM NGAY : Shop Hoa Tươi Bắc Kạn

bị nổi mẩn ngứa sau sinh
Mẩn ngứa đặc trưng bởi các sẩn/ mảng có màu hồng đỏ, nổi cộm với vùng da xung quanh và gây ngứa 
  • Da nổi các sẩn hoặc mảng có kích thước và hình dáng đa dạng
  • Bề mặt sẩn trơn láng và hầu như không nổi mụn nước
  • Đám tổn thương có bờ tròn và nổi cộm hơn so với các vùng da xung quanh
  • Tổn thương da có màu đỏ hoặc hồng, khi sờ hoặc ấn có cảm giác cứng chắc
  • Mề đay thường xuất hiện ở vùng cổ, lưng, ngực hoặc có thể lan rộng đến mặt, tay và chân
  • Tổn thương da thường gây ngứa âm ỉ đến dữ dội kèm nóng rát và châm chích nhẹ

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có tự hết không?

Mề đay mẩn ngứa thường khởi phát đột ngột và có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài giờ đồng hồ mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể kéo dài trong nhiều tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Vì vậy khi bị nổi mề đay, sản phụ nên chủ động điều trị để giảm tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy và nóng rát trong thời gian sớm nhất. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mề đay kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, tâm lý, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Cách khắc phục mề đay mẩn ngứa sau sinh

Mề đay mẩn ngứa là một dạng tổn thương da lành tính và dễ kiểm soát. Vì vậy đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh, điều trị ưu tiên là thay đổi lối sống, tận dụng thảo dược tự nhiên và chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết.

1. Điều chỉnh lối sống

Thống kê cho thấy, hầu hết sản phụ bị nổi mề đay đều bắt nguồn từ các yếu tố nội sinh như căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết, suy nhược,… Do đó mề đay có thể thuyên giảm đáng kể sau khi thay đổi lối sống. Hơn nữa, lối sống khoa học còn giúp giải tỏa căng thẳng, tăng tốc độ phục hồi thể trạng và hệ miễn dịch.

bị nổi mẩn ngứa sau sinh
Mẹ sau sinh nên vệ sinh cơ thể từ 1 – 2 lần/ ngày với nước ấm

Lối sống khoa học giúp kiểm soát nổi mẩn ngứa ở mẹ sau sinh:

  • Nên thay đổi các quan niệm sai lầm như kiêng tắm rửa, hơ than, mặc quần áo ấm,…
  • Tắm với nước ấm từ 1 – 2 lần/ ngày để làm sạch cơ thể, loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn tích tụ. Tuy nhiên cần tránh tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh, đồng thời không nên tắm quá 15 phút.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn uống quá mức, tránh bỏ bữa và dung nạp các loại thực phẩm, đồ uống dễ gây dị ứng.
  • Chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái với bạn đời và người thân để dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
  • Nếu quá lo lắng hoặc căng thẳng, nên tâm sự với người thân để giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực. Trong trường hợp cần thiết, sản phụ nên tìm gặp bác sĩ Tâm lý để được điều trị kịp thời.
  • Giữ không gian sống mát mẻ, thông thoáng, mặc quần áo có chất liệu mềm và kích cỡ phù hợp với cân nặng.
  • Nếu bắt đầu làm việc trở lại, bạn chỉ nên làm việc trong 5 giờ đồng hồ, tránh làm việc quá sức hoặc suy nghĩ quá nhiều.
  • Sau khi sức khỏe đã ổn định, nên tập yoga hoặc bơi lội để nâng cao sức khỏe, điều hòa nội tiết tố và cải thiện chức năng miễn dịch.
  • Nếu nghi ngờ mề đay khởi phát do các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da, nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về các sản phẩm có thành phần an toàn và lành tính.>>>>XEM THAM KHẢO : Shop Hoa Tươi Thái Nguyên

2. Mẹo chữa mẩn ngứa từ thiên nhiên

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì vậy, thuốc điều trị thường không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian này. Trong trường hợp mề đay mẩn ngứa có mức độ nhẹ, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da.

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa
Uống trà hoa cúc ấm giúp chống dị ứng, giảm mề đay mẩn ngứa và cải thiện sức khỏe

Một số mẹo chữa mề đay mẩn ngứa cho sản phụ bằng nguyên liệu thiên nhiên, bao gồm:

  • Tắm lá chè xanh: Lá chè xanh có vị đắng, chát, tính mát, tác dụng tiêu mụn nhọt, giảm ngứa và làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, các hợp chất chống oxy hóa trong thảo dược này như flavonoid, vitamin C, EGCG, carotene, quercetin,… còn có tác dụng chống viêm, tái tạo và phục hồi các mô da hư tổn. Sản phụ nên tắm lá chè xanh 1 lần/ ngày trong vài ngày liên tục để làm giảm các triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra.
  • Sử dụng gel nha đam: Gel nha đam có đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng và làm mát da. Ngoài ra, các axit amin và polyphenol trong nguyên liệu này còn giúp giảm ngứa ngáy, thúc đẩy tốc độ hồi phục và làm lành vết thương. Thoa gel nha đam 2 – 4 lần/ ngày lên da có thể giảm sẩn đỏ, nóng rát và ngứa ngáy.
  • Uống trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc có thể làm giảm phát ban và mề đay ở phụ nữ sau sinh. Nghiên cứu cho thấy, hợp chất apigenin trong thảo dược này có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, chống dị ứng và hỗ trợ chức năng gan. Với những công dụng này, sản phụ có thể dùng 1 – 2 tách trà hoa cúc/ ngày để cải thiện sức khỏe và các vấn đề da liễu.

Ngoài ra, sản phụ cũng có thể áp dụng các cách chữa mề đay ngay tại nhà như chườm khăn lạnh, thoa kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước,… nhằm cải thiện tổn thương da và một số triệu chứng đi kèm.

3. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Trên thực tế, mẹ sau sinh bị nổi mề đay mẩn ngứa có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc và cải thiện tại nhà. Tuy nhiên nếu mề đay kéo dài và gây ngứa nhiều, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc điều trị như:

  • Kem bôi chứa Menthol: Menthol là hợp chất thực vật có trong lá trầu không và lá bạc hà. Kem bôi chứa Menthol được sử dụng trực tiếp lên vùng da thương tổn để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và nóng rát.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa ngáy. Loại thuốc này tương đối an toàn và có thể sử dụng phụ nữ sau khi sinh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm mức độ tập trung và khô miệng trong thời gian sử dụng.

Trong trường hợp mề đay gây ngứa ngáy nhiều, bùng phát mạnh và không đáp ứng tốt với các loại thuốc nói trên, bác sĩ có thể đề nghị sản phụ ngưng cho trẻ bú để sử dụng các loại thuốc có hoạt tính mạnh.

>>>THAM KHẢO MẪU HOA TẠI : https://diachishophoa.com/

 

ứng thời tiết

Trả lời