Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Xương Khớp

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì – Điều cần biết

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì – Điều cần biết

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì – Điều cần biết xem thêm shop hoa tươi khánh hòa

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu tăng trưởng bình thường hoặc liên quan đến các rối loạn cơ xương khớp cần điều trị y tế. Ngoài ra, trong một số trường hợp tình trạng này có thể là dấu hiệu viêm khớp thiếu niên hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì
Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý viêm xương khớp

 

Thông tin cần biết về tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, hệ thống xương khớp và cơ bắp phát triển nhanh do đó đau nhức xương khớp toàn thân được xem là điều bình thường. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Do đó, người chăm sóc cần tìm hiểu các thông tin cơ bản để có biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp.

1. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì thường là những cơn đau nhói hoặc nhức mỏi, thường phổ biến ở chân và ít ảnh hưởng đến cánh tay. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em từ 2 đến 12 tuổi.

Các cơn đau thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi chiều hoặc đầu buổi tối và được cải thiện vào buổi sáng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Bên cạnh đó, ở những trẻ em phát triển quá nhanh, cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng và thường ảnh hưởng đến đùi, bắp chân hoặc khu vực phía sau đầu gối.

Tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ vị thành niên có thể là do việc lạm dụng các cơ và khớp trong ngày. Điều này thường liên quan đến các hoạt động bình thường như chạy nhảy, đùa giỡn, tham gia các trò chơi hoặc chơi có môn thể thao có thể gây áp lực lên hệ thống xương khớp.

2. Dấu hiệu nhận biết

Các cơn đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì thường là những cơn đau nhói, nhức mỏi, phổ biến ở hai bên cơ thể. Cơn đau có thể xảy ra mỗi ngày những thường không liên tục và có giới hạn. Một số trẻ có thể bị đau bụng hoặc đau đầu nhẹ.

Đau nhức xương ở tuổi dậy thì
Đau nhức xương ở tuổi dậy thì thường phổ biến ở hai bên cơ thể

Bên cạnh đó, dấu hiệu và triệu chứng có thể phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Chân: Thường ảnh hưởng đến cẳng chân, bắp chân, mặt sau của đầu gối, phía trước đùi. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói và thường không quá tầm kiểm soát.
  • Đầu gối: Thường gây đau ở phía sau đầu gối. Con đau hiếm khi ảnh hưởng đến khớp và không gây biến dạng khớp. Do đó, nếu khớp gối có xu hướng đau, đỏ, sưng hoặc nóng rát, có thể là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
  • Cánh tay: Đau cánh tay thường không phổ biến nhưng thường gây đau ở cả hai cánh tay cùng một lúc
  • Lưng: Đau lưng là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ dậy thì và cả người trưởng thành, đặc biệt là những trẻ em năng động. Do đó, thông thường đau lưng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

>>>>>>>>>>> Shop Hoa Tươi Quận Bình Tân

3. Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì là bệnh gì?

Thông thường đau nhức xương khớp ở trẻ vị thành niên thường không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp, cột sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của trẻ. Các bệnh lý và điều kiện y tế phổ biến thường bao gồm:

– Viêm khớp dạng thấp thiếu niên:

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt là các ngón tay. Các dấu hiệu nhận biết thường bao gồm:

  • Đau và sưng khớp
  • Nóng rát khi chạm vào
  • Phát ban ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Mệt mỏi
  • Sưng các hạch bạch huyết
  • Giảm cân
  • Rối loạn giấc ngủ

– Hội chứng chứng đau cơ xơ hóa:

Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý rối loạn mãn tính có thể dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp và mệt mỏi nói chung. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ trong độ tuổi dậy thì.

Các dấu hiệu khác thường bao gồm:

  • Rối loạn lo lắng
  • Mất tập trung
  • Đau đầu

– Ung thư xương:

Ung thư xương thường không phổ biến những chủ yếu xảy ra ở trẻ em, trẻ dậy thì và thanh thiếu niên. Các dấu hiệu bệnh có thể phát triển chậm hoặc nhanh chóng và thường bắt đầu ở cánh tay hoặc chân.

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì, đặc biệt là đau nhức trong xương ống chân hoặc cánh tay, là dấu hiệu ung thư xương phổ biến. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ vận động, chơi thể thao.

Trong trường hợp xuất hiện khối u ở chân, trẻ có thể đi khập khiễng. Bên cạnh đó, ung thư khiến xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gãy hoặc nứt xương ở trẻ.

Đau nhức chân ở tuổi dậy thì
Đau nhức chân ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu ung thư xương

– Tăng động:

Một số trẻ em mắc chứng tăng động hoặc hiếu động thái quá có thể khiến các khớp di chuyển quá phạm vi hoạt động bình thường. Điều này dẫn đến cứng khớp và đau cơ bắp. Bên cạnh đó trẻ cũng dễ bị trật khớp, bong gân và gặp các vấn đề chấn thương mô mềm.

Các triệu chứng đau nhức xương khớp do tăng động thường trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ vận động hoặc sau khi tập thể dục và có xu hướng được cải thiện sau khi trẻ được nghỉ ngơi.

– Hội chứng chân không yên:

Hội chứng chân không yên là tình trạng đặc trưng khi người bệnh không thể kiểm soát các chuyển động của chân. Hội chứng này có thể dẫn đến cảm giác khó chịu và đau đớn xương khớp tạm thời. Đi bộ và di chuyển nhẹ nhàng được cho là có thể cải thiện Hội chứng chân không yên.

Hội chứng chân không yên thường trở nên nghiêm trọng vào buổi rối, khi ngồi hoặc nằm. Điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

– Thiếu vitamin D:

Thiếu vitamin D và một số khoáng chất có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em. Các cơn đau cũng có xu hướng được cải thiện khi trẻ được bổ sung vitamin D đến mức bình thường.

– Chấn thương:

Một số chấn thương cơ, xương, khớp có thể gây đau, đỏ, sưng và suy giảm khả năng vận động của trẻ.

Điều trị tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì

Thông thường tình trạng đau xương xương khớp ở trẻ dậy thì không nghiêm trọng và không cần điều trị. Người chăm sóc có thể giúp trẻ xoa bóp, kéo dài chân và hướng dẫn trẻ tập thể thao đúng cách để cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên, trong trường hợp viêm khớp hoặc khi các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Chăm sóc tại nhà

Một số biện pháp có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì tại nhà bao gồm:

  • Xoa bóp, massage nhẹ nhàng
  • Phơi nắng
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn và căng cơ thể
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết

2. Thuốc điều trị

Trong trường hợp đau nghiêm trọng hoặc viêm khớp, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, cải thiện chức năng và ngăn ngừa tổn thương khớp như:

Đau lưng dưới ở tuổi dậy thì
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen natri có thể ngăn ngừa sưng, viêm và cải thiện các cơn đau. Tác dụng phụ bao gồm gây đau dạ dày và dẫn đến một số vấn đề về gan.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) có thể được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai. Tác dụng phụ bao gồm gây buồn nôn và các vấn đề về gan.
  • Corticosteroid là thuốc điều trị viêm khớp tác dụng mạnh thường được chỉ định cho trường hợp đau nhức xương khớp nghiêm trọng. Thuốc có thể được sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tác dụng phụ bao gồm gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, gây viêm quanh màng tim, yếu xương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn và không tự ý thay đổi liều lượng.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Hầu hết các cơn đau nhức xương khớp thường không nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng viêm khớp, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Các dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng thường bao gồm:

  • Cơ đau kéo dài, gần như cả ngày
  • Đau xương khớp vào buổi sáng
  • Đau sau các chấn thương hoặc va chạm
  • Trẻ bị sốt hoặc phát ban bất thường
  • Đi không vững hoặc có dấu hiệu khập khiễng
  • Mệt mỏi, yếu ớt
  • Ít vận động hơn bình thường
  • Giảm cân không rõ lý do

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, đưa trẻ đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng: 25/04/2020 – Cập nhật lúc: 2:41 PM , 25/04/2020

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì – Điều cần biết

x xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

dienhoavip.vndiachishophoa.vn , diadiemshophoa.vn  , Rối Loạn Cương dương ,

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

ứng thời tiết

Trả lời