Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Bị nổi mề đay sưng môi nguy hiểm không, phải làm sao?

Bị nổi mề đay sưng môi nguy hiểm không, phải làm sao?

xem thêm Shop Hoa Tươi Tại Huyện Giá Rai Bạc Liêu

Bị nổi mề đay sưng môi là một phản ứng dị ứng phổ biến và có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy người  bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục phù hợp.

Thuốc trị nổi mề đay sưng môi
Mề đay sưng môi có thể dẫn đến các phản ứng sốc phản vệ và gây nguy hiểm đến tính mạng

 

Bị nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là tình trạng nổi mẩn đỏ ảnh hưởng đến lớp hạ bì trên hoặc lớp trên cùng của da. Trong khi đó, sưng môi (hay còn gọi là phù mạch) là trạng ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da, bao gồm hạ bì, niêm mạc môi và mô dưới niêm mạc.

Trong một số trường hợp mề đay và sưng môi có thể xảy ra cùng một lúc. Cả mề đay và sưng môi đều có thể liên quan đến phản ứng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn, tác dụng phụ của thuốc hoặc dị ứng với môi trường xung quanh như phấn hóa, vẩy da thú cưng hoặc nọc độc của côn trùng.

Mề đay sưng môi không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như thận, gan hoặc phổi. Mề đay sưng môi có thể tự khỏi trong vòng một ngày và không để lại bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, mề đay sưng môi có thể gây sưng lưỡi hoặc cổ họng, điều này có thể gây khó thở. Sưng họng nghiêm trọng cần được điều trị bằng thuốc chống sốc phản vệ và cấp cứu kịp lúc để tránh đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, những người thường xuyên bị nổi mề đay sưng môi nên đến bệnh viện để được chẩn đoán lâm sàng. Đôi khi, tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn y tế nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp.

>>>THAM KHẢO THÊM : Shop Hoa Tươi Thành Phố Bạc Liêu

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

Mề đay sưng môi là tình trạng viêm và tích tụ các chất lỏng bên dưới môi. Điều này thường có liên quan đến một số nguyên nhân phổ biến như:

Nổi mề đay gây sưng môi
Không khí lạnh khô có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ nổi mề đay sưng môi
  • Chất gây dị ứng có trong không khí: Một số chất như phấn hoa, mạt bụi, không khí ô nhiễm và các chất khác có trong môi trường có thể gây dị ứng khi người bệnh hít vào. Tình trạng này có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ, phù mạch và có thể đi kèm với một số triệu chứng đường hô hấp trên và dưới.
  • Tác động của môi trường: Ánh sáng mặt trời, không khí khô lạnh, tắm nước nóng, tạo áp lực lên da, mặc quần áo chật, căng thẳng, côn trùng cắn hoặc cơ địa đổ nhiều mồ hôi đều có thể tăng nguy cơ gây mề đay sưng môi.
  • Dị ứng với một số thực phẩm: Nhiều loại thực phẩm như động vật có vỏ, đậu phộng, quả mọng, một số loại hạt, đậu nành, lúa mì, trứng, sữa có thể gây dị ứng và gây nổi mề đay sưng môi.

  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa như Ibuprofen, Penicillin, Aspirin, Naproxen Natri và thuốc huyết áp.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Các bệnh lý phổ biến bao gồm rối loạn hệ thống miễn dịch, viêm gan B (hoặc C), nhiễm trùng, nhiễm nấm, các bệnh về tuyến giáp, HIV và một số bệnh ung thư có thể gây nổi mề đay sưng môi.

Thông thường các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây nổi mề đay sưng môi, đặc biệt là trong trường hợp mề đay mãn tính. Tình trạng này được gọi là mề đay mãn tính vô căn.

Dấu hiệu nổi mề đay sưng môi

Triệu chứng nổi mề đay sưng môi phổ biến nhất là sưng kèm phát ban đỏ bên dưới bề mặt da. Tình trạng này có thể xuất hiện ở môi, bàn tay, bàn chân hoặc mắt.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, phù mạch có thể xuất hiện ở các bộ phận cơ thể khác bao gồm bộ phận sinh dục. Ngoài ra, đôi khi sung môi có thể không đi kèm tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên bề mặt da.

>>>XEM NGAY ; Shop Hoa Tươi Huyện Ba Tri

nổi mề đay sưng môi nguy hiểm không
Nổi mề đay sưng môi có thể đi kèm các triệu chứng như sưng lưỡi hoặc cổ họng

Các dấu hiệu mề đay sưng môi khác có thể bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Sưng họng hoặc lưỡi
  • Khàn giọng
  • Khó thở
  • Có thể gây ngứa hoặc không gây ngứa

Trong các trường hợp nghiêm trọng, mề đay sưng môi có thể gây sốc phản vệ. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, gọi cho cấp cứu ngay khi xuất hiện các triệu chứng:

  • Xuất hiện tình trạng phù mạch đột ngột và trở nên nghiêm trọng nhanh chóng.
  • Gặp vấn đề khi hô hấp hoặc không thể hô hấp
  • Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, choáng váng hoặc ngất xỉu

Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay sưng môi

Để chẩn đoán tình trạng mề đay sưng môi, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, nguyên nhân liên quan và lịch sử y tế của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh cung cấp các loại thuốc đạng sử dụng để kiểm tra các loại thuốc có thể gây mê đay.

Mề đay sưng môi cũng có thể liên quan đến di truyền và lịch sử y tế gia đình. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cung cấp bệnh lý của các thành viên trong gia đình.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán tình trạng mề đay phù mạch bao gồm:

  • Xét nghiệm chích da: Bác sĩ có thể chích một lượng nhỏ các chất gây dị ứng ngẫu nhiên vào da người bệnh và quan sát các dấu hiệu.
  • Xét nghiệm máu: Có thể kiểm tra các hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất dị ứng và gây nổi mề đay mẩn ngứa. Xét nghiệm máu cũng có thể kiểm tra nồng độ các chất gây dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền.

Xử lý tình trạng nổi mề đay sưng môi

Nếu các triệu chứng nổi mề đay sưng môi không nghiêm trọng, người bệnh có thể không cần điều trị. Hầu hết các trường hợp mề đay sưng môi có thể tự khỏi trong 24 – 72 giờ mà không để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc điều trị các thể giảm ngứa và ngăn ngừa các triệu chứng kéo dài.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp xử lý như:

1. Biện pháp xử lý tại nhà

Tình trạng mề đay sưng môi không nghiêm trọng có thể được cải thiện bằng các biện pháp như:

  • Tránh các chất kích hoạt dị ứng như một số loại thực phẩm, thuốc, phân hóa, vảy da lông thú cưng, nhựa cao su và côn trùng. Nếu người bệnh nghi ngờ tình trạng mề đay có liên quan đến một số loại thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc nếu cần thiết.
  • Chườm lạnh lên môi có thể làm dịu da, chống ngứa, giảm sưng và hạn chế tình trạng trầy xước da.
  • Tránh ánh nắng mặt trời và bảo vệ da bằng cách mang khẩu trang, đội mũ hoặc hạn chế làm việc ngoài trời.
  • Sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn như thuốc kháng Histamine đường uống không cần kê toa như Diphenhydramine, Loratadine hoặc Cetirizine có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy và sưng môi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ, vì vậy không sử dụng thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

    >>>XEM THÊM : Shop Hoa Tươi Phan Rang

Bị nổi mề đay sưng môi
Sử dụng thuốc điều trị tình trạng nổi mề đay sưng môi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị mề đay phổ biến như:

  • Thuốc chống ngứa: Loại thuốc phổ biến để điều trị tình trạng mề đay sưng môi là thuốc kháng Histamine kê đơn. Thuốc có thể hạn chế tình trạng ngứa ngày, giảm sưng và cải thiện các triệu chứng liên quan khác.
  • Thuốc chống viêm: Trong trường hợp mề đay sưng môi nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc Corticosteroid đường uống để cải thiện tình trạng đỏ, sưng và ngứa. Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Thường được chỉ định khi thuốc kháng Histamine và thuốc chống viêm không mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, do đó không được lạm dụng thuốc.

3. Trong tình huống khẩn cấp

Trong một số trường hợp, mề đay sưng môi có thể gây sốc phản vệ và gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên gọi cho cấp cứu ngay lập tức hoặc tiêm một mũi Epinephrine khẩn cấp vào đùi để ngăn ngừa các triệu chứng.

Ngoài ra, nếu người bệnh từng gặp tình trạng dị ứng sốc phản vệ trong quá khứ, hãy trao đổi với bác sĩ về việc giữa một mũi Epinephrine khẩn cấp theo bên người. Người bệnh có thể tự tiêm Epinephrine trong trường hợp khẩn cấp.

Phòng ngừa tình trạng mề đay sưng môi

Để ngăn ngừa các hạn chế tình trạng nổi mề đay sưng môi, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Xác định và tránh các tác nhân đã biết như phấn hoa, hóa chất và các tác nhân khác.
  • Tắm và thay quần áo thường xuyên, đặc biệt là khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Không gãi, gây ma sát hoặc làm tổn thương bề mặt da
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm và rửa mặt
  • Uống nhiều nước, nước ép hoa quả, nước trái cây và bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Sử dụng thuốc điều trị và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Tương tự như tình trạng mề đay phù mạch, mề đay sưng môi có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu mề đay sưng môi, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

THAM KHẢO THÊM MẪU HOA TẠI : https://diachishophoa.com/

 

Trả lời