Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt do đâu?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt do đâu?

xem thêm Shop Hoa Tươi Huyện Bảo Lạc cao Bằng

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác nhau. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt có thể liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể

 

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt ở trẻ em. Một số bệnh lý có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong khi một số bệnh lý khác có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân, bệnh lý và các vấn đề liên quan là cách tốt nhất để điều trị, ngăn ngừa tình trạng này. Các nguyên nhân phổ biến có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt bao gồm:

1. Bệnh ban đỏ nhiễm độc

Ban đỏ nhiễm độc là một tình trạng phản ứng da gây nổi mẩn đỏ không ngứa trong vòng 2 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. Bệnh đặc trưng bởi các mảng da màu đỏ hoặc các vết sưng nhỏ thường xuất hiện ở mặt và có thể lan sang các bộ phận khác của có thể, đặc biệt là các chi.

Mặc dù được gọi là ban đỏ nhiễm độc nhưng tình trạng này thường lành tính, tự khỏi, không cần điều trị và không để lại các biến chứng nghiêm trọng.

>>>xem ngay : Shop Hoa Tươi Huyện Thông Nông Cao Bằng

nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt
Ban đỏ nhiễm độc có thể gây nổi mẩn đỏ không sốt ở trẻ

2. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ em là một tình trạng da phổ biến, thường phát triển trên khuôn mặt hoặc cơ thể của bé. Mụn trứng cá dẫn đến các vết sưng nhỏ hoặc mẩn đỏ không gây ngứa hoặc sốt ở trẻ. Hầu hết các trường hợp, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết hormone trong cơ thể mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hầu hết các trường hợp, mụn trứng các ở trẻ sơ sinh phát triển trong vòng 2 – 4 tuần sau khi sinh. Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, trong một số trường hợp có thể đến vài tháng.

3. Nổi mề đay mẩn ngứa

Tình trạng nổi mề đay có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Tình trạng này có thể liên quan đến một số phản ứng dị ứng, tình trạng nhiễm trùng hoặc một số loại thuốc nhất định.

Các triệu chứng nổi mề đay phổ biến thường bao gồm nổi mẩn đỏ khắp người và thường rất ngứa, nhưng không gây sốt. Các vùng da tổn thương có thể được cải thiện sau vài giờ mà không cần điều trị.

Trong một số trường hợp mề đay ở trẻ em có thể kéo dài và trở thành mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần). Do đó, nếu mề đay kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, cha mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ em
Mề đay mẩn ngứa ở trẻ em thường gây ngứa nhưng không sốt

4. Nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng

Thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người, có thể ngứa nhưng không gây sốt ở trẻ em. Tình trạng này thường phổ biến ở những nơi mồ hôi tích tụ như nách, lưng, bên dưới ngực, háng, khuỷu tay, đầu gối và thắt lưng.

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn nước. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này thường xuất hiện ở các nếp gấp da, trên mặt hoặc khu vực mặc tã lót.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hoặc châm chích nhẹ trên da.
  • Gây đỏ hoặc sưng nhẹ ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Các triệu chứng phát ban nhiệt thường kéo dài 2 – 3 ngày và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.

    >>>tham khảo thêm : Shop Hoa Tươi Thủ Dầu Một

5. Bệnh chàm

Bệnh chàm – Eczema có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Các triệu chứng chàm thường xuất hiện dưới dạng các nốt mẩn đỏ nhỏ, sưng ở trên mặt, đầu gối và khuỷu tay.

Trong một số trường hợp bệnh chàm có thể bị nhiễm trùng và hình thành một lớp vảy màu vàng, giòn trên bề mặt da. Tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bé bắt đầu biết bò, ma sát hoặc bắt đầu các hoạt động thể chất.

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh chàm. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Be bị nổi mẩn đỏ không sốt
Bệnh chàm ở trẻ em thường gây ảnh hưởng đến má

6. Hiện tượng giãn mao mạch

Giãn mao mạch có thể dẫn đến tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Đây là tình trạng hình thành khi hệ thống mạch máu bên dưới da giãn ra so với bình thường. Điều này dẫn đến xuất huyết dưới da và gây nổi mẩn đỏ.

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người.
  • Dùng tay ấn vào, mẩn đỏ có thể biến mất và khi thả tay ra mẩn đỏ lại xuất hiện
  • Thay đổi sắc tố da hoặc da trở nên sẫm màu hơn

7. Bệnh hồng ban

Bệnh hồng ban là một phản ứng khi cơ thể bé mẫn cảm với các kích hoạt nhiễm trùng, đặc biệt là một số loại virus. Đặc trưng của bệnh hồng ban thường bao gồm khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt, không ngứa.

Mặc dù bệnh hồng ban thường không gây ngứa nhưng có thể gây phồng rộp da. Hầu hết các trường hợp bệnh hồng ban có thể không truyền nhiễm và thường tự khỏi sau 3 – 6 tuần mà không cần điều trị.

8. Bệnh chốc lở

Chốc lở là bệnh lý nhiễm trùng phổ biến ở trẻ nhỏ và rất dễ lây lan. Bệnh dẫn đến các nốt mẩn đỏ khắp người, sau đó có thể hình thành mủ và tạo thành một lớp vảy màu vàng bên ngoài.

Chốc lở rất phổ biến ở trẻ em từ 2 – 6 tuổi và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh bệnh chốc lở có thể dẫn đến một số rủi ro nghiêm trọng.

Nếu bé có các dấu hiệu chốc lở, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê toa thuốc điều trị. Thông thường bà sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc mỡ hoặc thuốc dạng uống để điều trị. Ngoài ra, trong thời gian điều trị chốc lở cha mẹ nên giữ bé ở nhà để tránh gây lây truyền cho các bé khác.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Chốc lở là bệnh truyền nhiễm có thể gây nổi mẩn đỏ không sốt

9. Nhiễm nấm da

Một số loại nấm, đặc biệt là Microsporum Canis, Microsporum Audouinii hoặc Trichophyton Tonurans có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Bệnh nấm da có tính chất lây lan mạnh mẽ thông qua các vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn tắm hoặc quần áo.

Các triệu chứng nấm da phổ biến thường bao gồm:

  • Gây nổi mẩn đỏ hình bầu dục, hơi có vảy, phát triển lớn theo thời gian.
  • Vùng da bị ảnh hưởng có thể hơi ngứa.
  • Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây bong vảy ra tương tự như gàu.

Nếu nhận thấy bé có các dấu hiệu nhiễm nấm da, cha mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nấm da có thể được điều trị bằng thuốc bôi có sẵn hoặc một số loại thuốc đường uống khác.

>>>xem thêm : Shop Hoa Tươi Quận Ninh Kiều Cần Thơ

Xử lý tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt

Cách tốt nhất để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt ở trẻ là đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh lý liên quan. Bên cạnh đó, để xử lý nhanh các triệu chứng, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như:

1. Xử lý không dùng thuốc

Khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt cha mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý nhanh như:

  • Tránh các yếu tố gây kích ứng da như ánh sáng mặt trời, phấn hoa, mạt bụi, một số loại thực vật,…
  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và làm từ các chất liệu thoáng khí, ít gây ma sát.
  • Cho bé tắm nước ấm để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ. Nước ấm có thể làm dịu da và hạn chế tình trạng khô da hoặc nổi mề đay do nhiệt.
  • Chườm mát có thể cải thiện tình trạng khô, ngứa, hạn chế khó chịu và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh da bằng xà phòng và nước ấm. Hạn chế tình trạng ma sát hoặc làm tổn thương da của trẻ.
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ hoặc cho trẻ mang găng tay khi đi ngủ để hạn chế tình trạng vô tình gây tổn thương hoặc trầy xước da.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp

2. Điều trị y tế

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi.

  • Một số loại thuốc thường được sử dụng khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt bao gồm:
  • Thuốc bôi ngoài da có chứa Steroid
  • Thuốc chống viêm, giảm đau hoặc kháng sinh
  • Thuốc kháng Histamine
  • Thuốc chống nấm, kháng virus và ký sinh trùng

Biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người không sốt ở trẻ

Tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt tương đối phổ biến ở trẻ em. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, tay chân và cho bé mặc quần áo sạch.
  • Giữ cho da bé luôn sạch và khô.
  • Dùng bột giặt không chứa các chất kích thích hoặc sử dụng các chất tẩy rửa dành riêng cho trẻ em khi giặt quần áo cho trẻ.
  • Mặc quần áo thoáng khí và phù hợp với thời tiết để tránh tình trạng nóng ẩm gây nổi mẩn đỏ.
  • Theo dõi các phản ứng của trẻ với các loại thức ăn hoặc các chất ngoài môi trường.
  • Không để bất ai có dấu hiệu bệnh tiếp xúc gần, ôm hoặc hôn bé.
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm da, dầu gội đầu và xà phòng dành riêng cho trẻ em.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.

Tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt có thể liên quan đến nhiều tình trạng da. Do đó, xác định nguyên nhân là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

>>>xem thêm các mẫu hoa tại : https://diachishophoa.com/

 

Trả lời