Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân khi nào hết?

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân khi nào hết?

xem thêm SHOP HOA TƯƠI CHỢ ĐÊM BẠC LIÊU

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể gây khó chịu, mất ngủ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Nổi chấm đỏ trên da chân khi mang thai
Tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân có thể gây khó chịu, ngứa ngáy

 

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân khi nào hết?

Nổi mề đay mẩn ngứa ở chân là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường phát triển từ các vết rạn da trên bụng và lan xuống chân dẫn đến các vết da ngứa, đỏ và giống như bệnh mề đay.

Hầu hết các trường hợp, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân thường phát triển thành các mảng da sưng đỏ hoặc liên kết thành một mảng sưng lớn. Ở những người có làn da sáng hơn, những vết mẩn ngứa có thể được bao quanh bởi một vầng sáng, mỏng nhạt.

Tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân thường phát triển ở 3 tháng cuối thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này sẽ tự cải thiện trong vòng 15 ngày sau khi sinh mà không cần điều trị y tế.

Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

>>>THAM KHẢO THÊM : Shop Hoa Tươi Gành Hào Huyện Đông Hải Bạc Liêu

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

1. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi hormone trong thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến da bị kích thích và dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch cũng hoạt động khác đi khi mang thai. Hệ thống miễn dịch có thể tạm thời tăng hoặc ức chế một số chức năng nhất định để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mẩn đỏ ở chân bà bầu

Sự kết hợp của thay đổi Hormone và hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến một số tình trạng da đặc trưng, bao gồm gây nổi mề đay mẩn ngứa ở chân.

Các triệu chứng cụ thể thường bao gồm:

  • Hình thành các nốt mề đay mẩn ngứa nhỏ như vết cắn của côn trùng
  • Nổi mề đay thành mảng và ngứa dữ dội
  • Các mảng da tổn thương có thể hình thành vảy ngứa

2. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều nang lông cùng một lúc. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cả chân.

Ở phụ nữ mang thai, viêm nang lông thường xuất hiện ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Viêm nang lông hình thành các mảng tổn thương da có chứa mủ và trông giống như mụn trứng cá. Trong hầu hết các trường hợp, viêm nang lông không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

3. Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể và có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân.

Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Khiến da trở nên đỏ, viêm và giòn
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Sốt và ớn lạnh
  • Sưng các hạch bạch huyết

Thông thường bệnh chốc lở thường tự cải thiện sau khi sinh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng bệnh chốc lở có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Vì vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh chốc lở trong thai kỳ, vui lòng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

>>>XEM NGAY : Shop Hoa Tươi Quận Bình Tân

4. Bệnh mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân. Một số người có thể cảm thấy bị châm chích hoặc nóng rát ở vùng da bị ảnh hưởng.

Mề đay ở phụ nữ mang thai có thể liên quan đến việc thay đổi hormone, rối loạn cảm xúc hoặc nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột và được cải thiện ngay sau đó. Tuy nhiên, đôi khi bà bầu có thể bị nổi mề đay sau sinh, kéo dài hơn 6 tuần và trở thành mãn tính.

bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân
Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay

Đôi khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể là dấu hiệu dị ứng thực phẩm, phấn hoa, mạt bụi, vết đốt của côn trùng và một số nguyên nhân liên quan khác.

Nổi mề đay ở phụ nữ mang thai thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng thuốc kháng Histamine hoặc thuốc Corticosteroid. Tuy nhiên, nếu thai phụ có dấu hiệu sốc phản vệ, hãy đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay lập tức.

5. Nổi mề đay do nhiệt

Nổi mề đay do nhiệt độ cao có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, đặc biệt là khu vực đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra khi mang thai, thân nhiệt cơ thể thường tăng lên. Điều này có thể góp phần khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân và các vị trí khác trong cơ thể.

Tình trạng này thường tự cải thiện sau vài ngày mà không cần điều trị. Ngoài ra, nổi mề đay do nhiệt độ cao trong thai kỳ cũng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xử lý tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân

Hầu hết các nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ cải thiện như:

1. Điều trị không dùng thuốc

Các biện pháp cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân không dùng thuốc bao gồm:

  • Tránh trầy xước: Một trong những cách tốt nhất để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ trong thai kỳ là tránh hoặc hạn chế làm trầy xước khu vực này. Tránh ma sát, gãi hoặc gây tổn thương lên khu vực bệnh. Điều này có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Chườm lạnh: Bà bầu có thể chườm khăn lạnh hoặc một túi nước đá được quấn bằng vải mỏng lên chân để làm dịu cơn ngứa và cải thiện tình trạng mề đay cấp tính. Có thể chườm lạnh bất cứ lúc nào cảm thấy cần thiết, tuy nhiên không nên chườm đá quá 15 phút mỗi lần.

    >>>XEM THÊM : Shop Hoa Tươi Bình Định

bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân
Dưỡng ẩm da có thể hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân

  • Dưỡng ẩm da có thể hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân


    Massage chân:
    Các động tác xoa bóp, massage chân có thể cải thiện cảm giác ngứa ngáy và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa nổi mẩn đỏ ở phụ nữ mang thai.

  • Tắm hoặc vệ sinh chân bằng bột yến mạch hoặc baking soda: Biện pháp tự nhiên này rất đơn giản và có thể làm dịu da ngay lập tức. Ngoài ra, bà bầu có thể thêm hương tinh dầu để tăng cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, bởi vì một số loại tinh dầu có thể gây kích ứng da.
  • Dưỡng ẩm da: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa chất kích ứng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ ở chân. Trao đổi với bác sĩ về các loại kem hoặc thuốc bôi trước khi sử dụng, bởi vì một số sản phẩm có thể gây an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
  • Sử dụng tinh dầu hoa cúc: Tinh dầu hoa cúc có thể làm dịu da và chống ngứa. Do đó, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể thoa tinh dầu hoa cúc nồng độ 2% để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những người có tiền sử dị ứng với hoa cúc không nên sử dụng sản phẩm.

2. Sử dụng thuốc kháng Histamine

Một số loại thuốc kháng Histamine không kê đơn có thể được chỉ định để điều trị tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân. Các loại thuốc này được cho là an toàn và không gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.

  • Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân bao gồm:
  • Cetirizine, Fexofenadine hoặc Loratadine có thể cải thiện các triệu chứng mà không gây buồn ngủ.
  • Benadryl có tác dụng tốt hơn nhưng có thể gây buồn ngủ. Do đó, sử dụng thuốc vào ban đêm để cải thiện các triệu chứng.

Tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Do đó, bà bầu cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

>>>THAM KHẢO THÊM MẪU HOA : https://diachishophoa.com/

ứng thời tiết

Trả lời