Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Ăn hải sản bị nổi mề đay

Ăn hải sản bị nổi mề đay có phải dị ứng?

Ăn hải sản bị nổi mề đay thường là dấu hiệu do dị ứng. Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây ra một số triệu chứng hô hấp và tiêu hóa như buồn nôn, nghẹt mũi, ngứa mũi, đau bụng, tiêu chảy,… So với các nguyên nhân thông thường, nổi mẩn ngứa do dị ứng hải sản thường có mức độ nặng và cần phải xử lý trong thời gian sớm nhất.

>>>tham khảo thêm : shop hoa tươi huyện nga sơn thanh hóa 

nổi mề đay khi ăn hải sản
Bị nổi mề đay khi ăn hải sản có phải do dị ứng?

 

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản có phải do dị ứng?

Nồi mề đay là phản ứng cấp – mãn tính của da khi cơ thể bị kích thích. Nếu tình trạng này xảy ra sau khi ăn hải sản, nguyên nhân có thể do cơ thể dị ứng với một số loại protein có trong tôm, cua, nghêu, cá,…

Sau khi dung nạp vào cơ thể, hệ miễn dịch nhận định protein trong hải sản là “chất lạ” và có xu hướng đối kháng bằng cách tạo ra kháng nguyên IgE. Tuy nhiên nồng độ IgE trong huyết tương tăng cao có thể kích thích tế bào mast ở da và thúc đẩy phóng thích histamine.

Khi được giải phóng, histamine có thể gây tổn thương da, viêm niêm mạc hô hấp và tiêu hóa. Do đó ngoài tình trạng nổi mề đay, dị ứng hải sản còn đi kèm với một số triệu chứng khác. Trên thực tế, dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một số trường hợp nhất định. Mức độ dị ứng và triệu chứng phát sinh phụ thuộc vào hoạt động của hệ miễn dịch và cơ địa của từng người.

nổi mề đay khi ăn hải sản
Trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có thể địa dị ứng có nguy cơ bị dị ứng hải sản cao

Theo các chuyên gia, nổi mề đay do dị ứng hải sản thường có nguy cơ khởi phát ở những đối tượng sau:

  • Người có thể địa dị ứng: Người có thể địa dị ứng dễ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm.
  • Người cao tuổi: Chức năng gan, thận và hoạt động tiêu hóa của người cao tuổi thường có xu hướng suy giảm. Do đó nếu dung nạp quá nhiều hải sản và các thực phẩm giàu đạm, hệ miễn dịch có thể bị kích thích và gây ra phản ứng dị ứng.
  • Trẻ nhỏ: Khác với người trường thành, hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Chính vì vậy trẻ thường xuyên bị dị ứng, đau bụng và tiêu chảy khi dung nạp các thực phẩm lạ hoặc thực phẩm giàu dinh dưỡng như hải sản, trứng vịt lộn, bào ngư,…>>>xem thêm ; Hoa Khai Trương Mẫu Hoa Đẹp Tại Quận 7

Nhận biết nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản

Khác với những nguyên nhân thông thường, nổi mẩn ngứa do dị ứng hải sản đi kèm với các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa.

ăn hải sản bị nổi mề đay
Sau khi ăn hải sản khoảng vài phút, da bắt đầu xuất hiện các sẩn đỏ có màu hồng/ đỏ, ngứa ngáy
Dấu hiệu nhận biết da nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản:
  • Xuất hiện các vết sẩn có màu đỏ hoặc hồng, bờ tròn, mịn, có xu hướng nổi cộm và phù nề hơn so với vùng da xung quanh
  • Tổn thương da thường khởi phát ở vùng mặt, cổ, sau đó có thể lan tỏa đến tay, lưng và bụng
  • Mề đay do dị ứng hải sản ít gây sưng nóng và đau rát nhưng thường gây ngứa dữ dội
  • Tổn thương đi kèm với một số triệu chứng hô hấp và tiêu hóa như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa cổ họng, buồn nôn, nôn mửa, người nôn nao, khó chịu, đau bụng và tiêu chảy.
  • Các triệu chứng trên có thể bùng phát đột ngột và lan tỏa rộng chỉ sau khi ăn hải sản khoảng vài phút
Với những trường hợp dị ứng nhẹ, các triệu chứng này có thể cải thiện chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên nếu mức độ dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng nặng nề như:
  • Nghẹn cổ họng, khó thở, khó nuốt
  • Choáng đầu, chóng mặt
  • Nôn mửa liên tục
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Phù mí mắt và môi
  • Ngất xỉu

Ở những trường hợp dị ứng nặng, tình trạng có thể nhanh chóng chuyển sang sốc phản vệ (mạch chậm, da nổi vân tím, hạ huyết áp, suy hô hấp,…). Khác với phản ứng dị ứng thông thường, sốc phản vệ đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời.

>>>xem ngay : Shop Hoa Tươi Huyện Ba Tri

Ăn hải sản bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người có cơ địa nhạy cảm và chức năng tiêu hóa kém có thể bị dị ứng với nhóm thực phẩm này.

Dị ứng hải sản thường gây nổi mề đay, buồn nôn, ngứa ngáy, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Hầu hết các triệu chứng này đều khởi phát đột ngột và thuyên giảm nhanh chỉ sau vài giờ.

ăn hải sản bị nổi mề đay
Dị ứng hải sản có thể gây sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng

Tuy nhiên trong một số trường hợp, dị ứng hải sản có thể gây co thắt phế quản, nghẹn cổ họng, khó thở, suy hô hấp và hạ huyết áp. Nếu nhận thấy các triệu chứng này, bạn nên gọi cấp cứu để được xử lý kịp thời và dự phòng các tình huống đáng tiếc.

Xử lý nổi mề đay sau khi ăn hải sản

Nổi mề đay mẩn ngứa thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, phản ứng dị ứng còn có thể gây viêm ở niêm mạc hô hấp, tiêu hóa và làm phát sinh nhiều triệu chứng kèm theo.

Do đó khi nhận thấy da nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi ăn hải sản, bạn cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

1. Thăm khám và sử dụng thuốc

Khác với nổi mề đay thông thường, mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.

nổi mề đay sau khi ăn hải sản
Cần chủ động tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị nổi mề đay do dị ứng hải sản:

  • Thuốc Epinephrine: Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp dị ứng hải sản có mức độ nghiêm trọng. Epinephrine có tác dụng chống co thắt phế quản, giảm viêm và đảm bảo chức năng hô hấp. Nếu có thể địa dị ứng và tiền sử hen suyễn, bạn nên đem theo loại thuốc này bên mình và sử dụng khi cần thiết.
  • Thuốc kháng histamine H1: Histamine là thành phần được giải phóng khi cơ thể bị dị ứng. Do đó trong hầu hết các trường hợp nổi mề đay, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng histamine H1 để cải thiện tổn thương da, giảm viêm, ngứa ngáy, sổ mũi, hắt hơi,…
  • Kem chống ngứa da: Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa menthol, sulfat kẽm,… để làm dịu da, giảm viêm và ngứa ngáy.
  • Các loại thuốc khác: Dựa vào các triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc khác như thuốc kháng IgE (Omalizumab), thuốc điều hòa nhu động ruột (nếu tiêu chảy kéo dài),…>>>xem thêm : Shop Hoa Tươi Cà Mau

2. Áp dụng các biện pháp tại nhà

Nếu dị ứng hải sản có mức độ nhẹ và không cần can thiệp y tế, bạn có thể cải thiện triệu chứng với một số biện pháp tại nhà như:

nổi mề đay sau khi ăn hải sản
Uống nhiều nước giúp loại bỏ dị nguyên, làm dịu cổ họng, giảm ngứa da và điều hòa nhu động ruột
  • Tắm nước mát: Tắm nước mát ngay khi mề đay xuất hiện có thể giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, viêm và ngứa ngáy. Ngoài ra, bạn có thể thêm tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, lá trầu không hoặc bột yến mạch vào nước tắm để tăng tác dụng giảm ngứa, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Khi da bị kích ứng và nổi sẩn ngứa, nên sử dụng kem dưỡng đều đặn 2 lần/ ngày. Ngoài tác dụng duy trì độ ẩm, kem dưỡng còn giúp làm dịu da, hỗ trợ giảm viêm, ngứa ngáy và phục hồi các tế da tổn thương.

    Uống nhiều nước giúp loại bỏ dị nguyên, làm dịu cổ họng

  • Uống nhiều nước: Nếu bị dị ứng thức ăn, bạn nên uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Bên cạnh tác dụng làm dịu da, uống nhiều nước còn hỗ trợ loại bỏ dị nguyên trong cổ họng và ống tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen này còn giúp thanh thải độc tố, giảm ngứa ngáy và điều hòa nhu động ruột.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Sau khi bị dị ứng hải sản, bạn nên tránh dùng các loại thực phẩm giàu đạm, gia vị và dầu mỡ. Thay vào đó nên ăn cháo nhạt, miến, súp,… để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Dùng trà gừng mật ong: Trà gừng mật ong có thể giảm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và cải thiện tình trạng tiêu chảy. Do đó sau khi bị dị ứng hải sản, nên uống 1 tách trà gừng ấm để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Phòng ngừa nổi mẩn ngứa do dị ứng hải sản

Nổi mề đay do dị ứng hải sản lần thứ 2 thường có mức độ nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên khởi phát. Do đó để dự phòng các tình huống rủi ro, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

nổi mề đay sau khi ăn hải sản
Tuyệt đối không sử dụng các loại hải sản có khả năng dị ứng cao như tôm, cua, mực, nghêu, sò,…

Các biện pháp ngăn ngừa nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản:

  • Tuyệt đối không dùng các loại hải sản và thực phẩm đã từng bị dị ứng. Phản ứng dị ứng ở những lần tiếp theo thường có mức độ nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên và có thể dẫn đến sốc phản vệ.
  • Thận trọng nguy cơ dị ứng chéo giữa các loại hải sản. Nếu bị dị ứng với tôm và cua, nên tránh dùng các loại hải sản có vỏ khác.
  • Người có cơ địa nhạy cảm chỉ nên dùng các loại hải sản ít có khả năng dị ứng như cá hồi và cá thu. Hạn chế dùng bạch tuộc, nghêu, sò, hàu, tôm, cua,…
  • Khi ăn hải sản, nên nấu chín hoàn toàn để giảm nguy cơ dị ứng và rối loạn tiêu hóa.

  • Chỉ bổ sung hải sản và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp. Dung nạp quá nhiều có thể kích thích phản ứng dị ứng và gây khó tiêu, đầy hơi,…
  • Nên dùng hải sản kèm theo các loại gia vị có tính ấm (sả, gừng, tỏi, nghệ,…) để hạn chế tiêu chảy và đau bụng.
  • Lựa chọn hải sản tươi và được nuôi trồng tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng hải sản không rõ nguồn gốc, ôi thiu,…
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giảm mức độ nhạy cảm và dị ứng với các loại thực phẩm.

Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi ăn hải sản thường đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa và hô hấp. So với các nguyên nhân khác, mề đay do dị ứng hải sản có mức độ nặng và có thể chuyển biến thành sốc phản vệ. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

ứng thời tiết

Trả lời