Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ

Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ là bệnh gì và cách xử lý?

xem thêm Hướng Dẫn Cách Đặt Điện Hoa Về Việt Nam

Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ là tình trạng tương đối phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu mề đay kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

sốt ngứa nổi mề đay ở trẻ em
Sốt nổi mề đay ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể

 

Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Hầu hết các trường hợp sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ là cơ chế chống lại nhiễm trùng. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và góp phần hỗ trợ sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng nổi mề đay kèm sốt ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

1. Sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh thường gây sốt cao từ 38.8 – 40.5 độ C, kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày liên tục. Các triệu chứng khác thường bao gồm:

  • Chán ăn
  • Tiêu chảy
  • Ho
  • Sổ mũi
trẻ bị mề đay phải làm sao
Sốt phát ban là tình trạng có thể gây sốt kèm nổi mề đay phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi

Khi hạ sốt, trẻ thường có xu hướng bị nổi mề đay mẩn ngứa trên cơ thể, phổ biến ở lưng, bụng và ngực. Trong vòng 12 – 24 giờ trẻ sẽ hạ sốt hoàn toàn.

Thông thường sốt phát ban không được chẩn đoán cho đến khi trẻ hết sốt và phát ban đỏ trên cơ thể. Tình trạng sốt phát ban thường được cải thiện trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị.

Sốt phát ban được cho là một vấn đề sức khỏe phổ biến và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé có thể bị sốt phát ban kèm co giật. Nếu điều này xảy ra, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>>>xem thêm : Dịch Vụ Điện Hoa Online Tại Huyện Đức Phổ Quảng Ngãi

2. Bệnh tay, chân, miệng

Bệnh tay, chân, miệng là bệnh nhiễm virus rất dễ lây lan và phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm sốt, đau họng và chán ăn. Virus bệnh tay, chân, miệng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, phân hoặc dịch tiết đường hô hấp của người nhiễm bệnh.

Bệnh tay, chân, miệng đặc trưng bởi việc hình thành nốt mẩn đỏ như mề đay bên trong có chứa dịch mủ hoặc các vết loét nhỏ ở miệng và tay, chân. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, phát ban có thể gây ảnh hưởng đến các chi, mông và bộ phận sinh dục.

nổi mề đay và sốt ở trẻ emTay, chân, miệng là bệnh gây sốt và nổi mề đay phổ biến ở trẻ em

Sốt và đau họng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Các nốt mẩn đỏ như mề đay có thể xuất hiện muộn hơn, thường là sau một hoặc hai ngày sau khi trẻ bị sốt.

Hầu hết các trường hợp, bệnh tay, chân, miệng được xem là không nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vài ngày. Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm bệnh tay chân miệng, tuy nhiên cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.

3. Ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng do virus gây nổi mề đay ở cánh tay, chân và má.

Đặc trưng phổ biến của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn là sốt nhẹ và xuất hiện các triệu chứng như cảm lạnh. Sau khoảng 7 – 10 ngày, trẻ có thể bị nổi mề đay ở má và một số bộ phận cơ thể khác như tay, chân.

Ở trẻ em, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai hoặc ở những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với trẻ em có bệnh thiếu máu hoặc nếu các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

>>>>tham khảo thêm : Shop Hoa Tươi Quận Gò Vấp

trẻ bị sốt nổi mề đay ngứa khắp người
Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh lý có thể gây sốt nổi mề đay ở trẻ em

Điều trị sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ

Trong hầu hết các trường hợp, sốt kèm nổi mề đay ở trẻ nhỏ có thể tự cải thiện sau vài ngày mà không cần điều trị. Để cải thiện các triệu chứng cũng như giúp trẻ thoải mái hơn, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị như:

1. Cách xử lý khi trẻ sốt nổi mề đay

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, hãy đo thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế. Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C được xem là sốt. Trong hầu hết các trường hợp sốt nổi mề đay là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang chống lại nhiễm trùng.

Tình trạng sốt kèm nổi mề đay ở trẻ nhỏ có thể là sự kích thích hệ thống phòng vệ của cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù điều này có thể là một dấu hiệu tích cực trong việc chống nhiễm trùng, tuy nhiên trẻ có thể bị khó chịu hoặc thở nhanh hơn.

Sốt có thể dẫn đến mất nước, đặc biệt là khi trẻ ít uống nước hoặc bị nôn. Các triệu chứng mất nước thường bao gồm khô miệng, đi tiểu ít hoặc khóc mà không có nước mắt.

Cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi và sinh hoạt như bình thường. Tình trạng sốt nổi mề đay có thể được cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà.

thuốc trị mề đay cho trẻ em
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sốt

2. Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn

Một số loại thuốc không kê đơn có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng Acetaminophen để hạ sốt cho trẻ. Thuốc được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn. Nếu trẻ dưới 2 tuổi, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định liều lượng sử dụng phù hợp.

Ibuprofen là một lựa chọn hạ sốt hiệu quả khác, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, không tự ý dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Các loại thuốc hạ sốt thường có tác dụng hạ một hoặc hai độ, trong ít nhất 45 phút. Do đó, hãy kiểm tra nhiệt độ của trẻ sau khi dùng thuốc. Nếu nhiệt độ không giảm, hãy đưa bé đến bệnh viện.

3. Sử dụng thuốc điều trị mề đay

Trong một số trường hợp, tình trạng sốt nổi mề đay ở trẻ có thể kéo dài hoặc khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Lúc này, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc điều trị mề đay như:

trẻ sốt và nổi mề đay
Sử dụng thuốc điều trị sốt và nổi mề đay ở trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, an toàn, không chứa chất kích thích da như Cetaphil hoặc Eucerin có thể được chỉ định cho trẻ nhỏ để ngăn ngừa tình trạng khô da. Bên cạnh công dụng dưỡng ẩm, các loại kem này cũng có thể làm dịu da, giảm viêm và chống ngứa ngáy hiệu quả.
  • Thuốc kháng Histamine: Các loại thuốc này có thể dụng chống lại các tác nhân dị ứng và cải thiện cơn ngứa ngáy một cách nhanh chóng. Thuốc được cho là an toàn khi sử dụng cho trẻ em, tuy nhiên cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Thuốc bôi có chứa Corticoid: Các loại thuốc mỡ và kem ngoài da có chứa Corticoid được chỉ định với liều thấp để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ nhỏ. Thuốc có thể chống viêm và hạn chế tình trạng sưng tắc mạch, nổi mề đay. Tuy nhiên, Corticoid có thể đi vào hệ thống tuần hoàn máu và dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

    >>>xem ngay : Shop Hoa Tươi Long Xuyên

Một số lưu ý khi trẻ bị sốt nổi mề đay

Không sử dụng Aspirin để điều trị tình trạng sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến một số rủi ro và tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ
Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch

Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Cho trẻ uống đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Có thể sử dụng nước lọc hoặc nước ép trái cây, rau củ để tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể của trẻ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của hệ thống miễn dịch. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nên thường xuyên cho trẻ bú mẹ để hỗ trợ sự phát triển bình thường của trẻ.
  • Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ trong thời gian điều trị. Giữ ẩm chân và vùng cổ, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi và làm từ chất liệu tự nhiên, không kích ứng da như vải cotton.

Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ không nghiêm trọng và có thể không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Do đó, đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu:

  • Sốt cao đến 40 độ C
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt nổi mề đay và có nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C
  • Sốt kéo dài hơn 72 giờ hoặc hơn 24 giờ đối với trẻ em dưới 2 tuổi
  • Sốt nổi mề đay kèm theo các triệu chứng như cứng cổ, đau họng, đau tai, phát ban toàn thân hoặc đau đầu
  • Sốt kèm theo tình trạng co giật
  • Không có phản ứng với các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc buồn bã, mệt mỏi

Sốt nổi mề đay ở trẻ nhỏ có thể nghiêm trọng hoặc không, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, theo dõi tình trạng của trẻ để có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu trẻ không thoải mái hoặc khi các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, vui lòng đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

ứng thời tiết

Trả lời