Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Ho

kháng sinh trị ho phổ biến

Các kháng sinh trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng

xem thêm shop hoa tươi quảng nam

Sử dụng kháng sinh trị ho là phương pháp điều trị thông dụng khi nguyên nhân gây ho là virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cho các tình trạng bệnh cụ thể như thế nào không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu các nhóm kháng sinh trị ho thông dụng trong bài viết dưới đây.

Các loại kháng sinh trị ho phổ biến

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng ho, phần lớn trong đó là tác nhân do virus, vi khuẩn. Với mỗi người nguyên nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị riêng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trường hợp người bệnh bị ho do nhiễm khuẩn thì biện pháp tối ưu nhất là sử dụng các kháng sinh trị ho. Thuốc kháng sinh có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn, virus, ngăn ngừa lây lan. Khi khám bệnh, bác sĩ thường cân nhắc kỹ càng dựa vào độ tuổi để kê đơn thuốc kháng sinh cho phù hợp. Việc điều trị ho bằng kháng sinh ở người lớn và trẻ em có nhiều khác biệt. Dưới đây là một số nhóm kháng sinh trị ho thường được sử dụng.

Thuốc kháng sinh trị ho cho người lớn

Có rất nhiều các kháng sinh trị ho cho người lớn khác nhau, tùy thuộc tình trạng và mức độ bệnh bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc cho phù hợp.

Sử dụng kháng trị ho trong các trường hợp do nhiễm khuẩn
Sử dụng kháng trị ho trong các trường hợp do nhiễm khuẩn

Thuốc kháng sinh dạng tiêm

Dạng thuốc này thường được kê cho những bệnh nhân nặng hoặc trong tình trạng không thể sử dụng thuốc dạng uống (khó nuốt, sưng họng, hôn mê,…). Với dạng tiêm, thuốc kháng sinh được trực tiếp truyền vào tĩnh mạch, cho hiệu quả nhanh hơn nhiều so với các dạng dùng khác. 

Tuy nhiên, do thuốc trực tiếp vào máu nên nếu cơ thể có biểu hiện dị ứng, sốc phản vệ với thuốc sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được người có chuyên môn thực hiện tiêm và theo dõi sau tiêm một thời gian ngắn.

kháng sinh trị ho phổ biến

Một số kháng sinh trị ho dạng tiêm thường kê như:

  • Kháng sinh nhóm Penicillin (Amoxicillin; Ampicillin;…) : nhóm thông dụng nhất vì hiệu quả cao mà tiết kiệm chi phí
  • Kháng sinh nhóm Macrolid (Erythromycin; Azithromycin;…): nhóm kháng sinh thay thế cho nhóm Penicillin trong trường hợp bệnh nhân dị ứng hoặc kháng Penicillin.

Thuốc kháng sinh dạng uống

Đây là dạng thông dụng của các loại kháng sinh trị ho, thường được kê cho người bệnh có thể sử dụng tại nhà với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Một số kháng sinh thường được kê để trị ho cho bệnh nhân như:

  • Nhóm kháng sinh Penicillin: Penicillin (thông dụng nhất); Amoxicillin (thay thế Penicillin trong trường hợp bệnh nặng);…
  • Nhóm kháng sinh Cephalosporin: Cephalexin; Cephalothin;…
  • Nhóm kháng sinh Macrolid: Erythromycin; Roxithromycin (trong trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn nặng) 

Thuốc kháng sinh trị ho gà

Ho gà gây ra bởi tác nhân vi khuẩn Bordetella pertussis. Để điều trị dứt điểm cần sử dụng kháng sinh trị ho gà có phổ diệt khuẩn đặc hiệu. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số nhóm kháng sinh khác tránh hiện tượng bội nhiễm. Một số kháng sinh thường được kê như:

  • Kháng sinh Erythromycin (thuộc nhóm kháng sinh Macrolid): Với phổ kháng khuẩn đặc hiệu với Bordetella pertussis, Erythromycin thường được kê cho các bệnh nhân ho gà. Trong trường hợp bệnh nhân có nhiều triệu chứng khác kèm theo, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc giảm triệu chứng.
  • Kháng sinh Cephalexin, Amoxicillin: Được kê phòng ngừa bội nhiễm phổi

Thuốc kháng sinh đặc trị viêm họng

Trong các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn, người bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Một số kháng sinh trị ho do viêm họng được kê như:

kháng sinh trị ho phổ biến

  • Nhóm kháng sinh Penicillin: Ví dụ như Penicillin; Amoxicillin; Ampicillin;…
Amoxicillin là kháng sinh trị ho thông dụng
Amoxicillin là kháng sinh trị ho thông dụng
  • Nhóm kháng sinh Cephalosporin: Cephalexin; Cefazolin;…chỉ định khi ho gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm
  • Nhóm kháng sinh Macrolid: Erythromycin;….chỉ định cho bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng hoặc dị ứng các nhóm kháng sinh khác
  • Kháng sinh kết hợp: Augmentin (Amoxicillin + Acid Clavulanic); Amoxicillin + Cephalexin;….chỉ định nhằm mở rộng phổ diệt khuẩn và tăng hiệu quả điều trị

Thuốc kháng sinh đặc trị ho đờm

Nhóm thuốc kháng sinh này bao gồm tất cả các loại thuốc có khả năng thay đổi tính chất và độ bám dính của đờm trong đường hô hấp. Điều đó giúp người bệnh có thể dễ dàng ho, khạc đờm ra ngoài, giảm triệu chứng ứ tắc, khó nuốt, ho nhiều. Khi sử dụng thuốc thuộc nhóm này, bệnh nhân lưu ý sử dụng nhiều nước hỗ trợ thuốc làm loãng dịch nhầy. Một số nhóm kháng sinh thường được kê như:

kháng sinh trị ho phổ biến

  • Kháng sinh hóa giáng đờm: Tác động trực tiếp đến đờm và giảm độ đặc của đờm , ví dụ như: Acetylcystein; Ambroxol; Bromhexin;…
  • Kháng sinh làm loãng đờm: Gây tăng tiết dịch ở đường hô hấp, làm loãng đờm, ví dụ như Terpin Hydrat; Guaifenesin;…

Thuốc giảm ho

Ho nhiều khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn và đau rát cổ họng. Để điều trị bác sĩ sẽ kê một số thuốc điều trị căn nguyên cũng như giảm triệu chứng ho. Nhóm thuốc này ức chế nhẹ trung tâm hô hấp, giảm các triệu chứng ho. Một số thuốc giảm ho thường kê như:

  • Terpin Codein; Calyptin Codein: Ức chế nhẹ trực tiếp lên não bộ, giảm các triệu chứng ho nhẹ, ho khan, tuy nhiên không có hiệu quả với bệnh nhân ho mãn tính. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng hỗ trợ giảm đau họng vì có thành phần Codein có tác dụng giảm đau
  • Dextromethorphan: Ức chế trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não, thuốc đặc biệt hiệu quả cho bệnh ho lâu ngày, ho mãn tính
  • Alimemazin: Là dạng thuốc giảm ho có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị ho do hít phải dị vật, ho khan, ho dai dẳng lâu ngày.

Thuốc trị ho do dị ứng

Kháng sinh trị ho thuộc nhóm này thường là các thuốc kháng histamin H1 (thuốc dị ứng), chỉ định trong các trường hợp ho do dị ứng, dị vật gây kích ứng đường hô hấp. Các thuốc thường được kê như: 

kháng sinh trị ho phổ biến

  • Diphenhydramine: Thuốc kháng H1 kèm tác dụng an thần, kê trong các trường hợp ho do dị ứng, ho do lạnh
  • Chlorpheniramine: Thuốc kháng H1 rất ít tác dụng an thần, kê trong các trường hợp ho do dị ứng thời tiết, do viêm mũi họng dị ứng
  • Alimemazin: Thuốc kháng H1 kê trong trường hợp ho do dị ứng đi kèm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Thận trọng khi kê thuốc này cho người cao tuổi hoặc bệnh nhân cao huyết áp.

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm nên cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh trị ho trong điều trị. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi nguyên nhân gây ho là do vi khuẩn, virus, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có đơn của bác sĩ. 

Trẻ nhỏ là đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị ho
Trẻ nhỏ là đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị ho

Một số nhóm kháng sinh chính dùng cho trẻ nhỏ trị ho như sau:

Thuốc kháng sinh trị ho gà 

Trong điều trị ho gà ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để được kê đơn thuốc phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, các thuốc thường được kê sẽ là:

kháng sinh trị ho phổ biến

  • Antituss (dạng kết hợp của Chlorpheniramine; Dextromethorphan; Guaifenesin): được bào chế dưới dạng siro, giúp trẻ dễ uống; kê trong các trường hợp ho gà, ho do dị ứng, do cảm lạnh
  • Solmux Broncho ( dạng kết hợp của Carbocystein; Salbutamol):  Giảm các triệu chứng ho gà, ho có đờm đi kèm biểu hiện khó thở. Thuốc cũng được bào chế dưới dạng siro ngọt dễ uống
  • Atussin (dạng kết hợp của Dextromethorphan; Chlorpheniramine; Glyceryl guaiacolat): Chỉ định trong các trường hợp ho gà, ho do cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản

Thuốc đặc trị ho khan

Các nhóm thuốc kháng sinh trị ho sử dụng trong trường hợp ho khan ở trẻ thường được kê là:

  • Dextromethorphan: Chỉ định trong trường hợp ho khan, vì thế không được kê trong trường hợp trẻ ho có đờm. Có nhiều dạng dùng như viên ngậm, siro ngọt thuận lợi khi cho trẻ nhỏ uống thuốc
Nhóm thuốc dành cho trẻ thường bào chế dưới dạng siro, viên ngậm
Kháng sinh trị ho cho trẻ nhỏ thường bào chế dưới dạng siro, viên ngậm
  • Chericof (dạng kết hợp của Dextromethorphan; Phenylpropanolamine; Chlorpheniramine): Chỉ định trong trường hợp ho không xuất tiết (ho khan) đi kèm biểu hiện chảy nước mũi, nước mắt. Chống chỉ định với trẻ dưới 30 tháng tuổi

Ngoài ra, còn nhiều nhóm thuốc đặc trị ho khan khác, trẻ nhỏ cần được thăm khám cẩn thận và sử dụng thuốc theo đơn, đúng liều lượng đảm bảo an toàn.

kháng sinh trị ho phổ biến

Thuốc đặc trị ho có đờm

Với tình trạng ho có đờm, bác sĩ thường chỉ kê thuốc đủ từ 3-5 ngày sử dụng. Một số loại thuốc thường sử dụng cho trẻ như sau: 

  • Mucomyst (hoạt chất là Acetylcystein): Chỉ định trong các trường hợp ho tăng tiết chất nhầy, nhiều đờm, đờm đặc. Thuốc có dạng bột pha uống, dễ dàng cho trẻ sử dụng
  • Mucusan (hoạt chất là Carbocystein): Chỉ định trong các trường hợp ho có đờm, điều trị hỗ trợ viêm tai, viêm mũi, chảy dịch tai. Thuốc bào chế dưới dạng hỗn dịch, dễ dàng sử dụng. Không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Còn một số nhóm thuốc kháng sinh trị ho có đờm khác có thể được kê trong từng trường hợp bệnh cụ thể. Trẻ nên được đưa đến cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Lưu ý khi sử dụng các kháng sinh trị ho

Không phải trường hợp nào người bệnh cũng cần dùng kháng sinh trị ho. Trước hết, người bệnh cần đi thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong quá trình điều trị bệnh ho, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi biết rõ nguyên nhân gây ho là do vi khuẩn, virus. 
  • Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ: Kháng sinh trị ho là nhóm thuốc cần có đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc có thể khiến bệnh tái phát, diễn tiến nặng hơn
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý thêm bớt liều lượng, tránh gây tác dụng phụ không mong muốn
Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ đinh của bác sĩ
Không tự ý sử dụng kháng sinh trị ho trong khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ
  • Dùng đủ thời gian đã kê trong đơn thuốc của bác sĩ. Thời gian kê đơn kháng sinh thông thường là 5 – 7 ngày, những trường hợp bệnh nặng lên đến 10 ngày. Không được tự ý ngưng thuốc khi triệu chứng thuyên giảm, để tránh hiện tượng kháng thuốc sau này.
  • Kháng sinh thường gây ra các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng,…
  • Không dùng nhóm kháng sinh trong thành phần có hoạt chất Codein cho trẻ nhỏ và người bệnh dưới 18 tuổi (có thể gây ức chế trung tâm hô hấp)
  • Không dùng thuốc trị ho có đờm khi bệnh nhân bị ho do viêm phế quản
  • Không áp dụng đơn thuốc kháng sinh của mình cho người bệnh khác, mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau và cách điều trị khác nhau
  • Không tự ý sử dụng kháng sinh trị ho dạng tiêm tại nhà, cần đến bệnh viện để nhân viên y tế thực hiện và theo dõi
  • Không sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân bị hen suyễn, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị suy hô hấp
  • Việc điều trị sẽ hiệu quả nhất khi bệnh nhân kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá sức

Trên đây là thông tin về một số nhóm kháng sinh trị ho thông dụng ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị sẽ đạt hiệu quả nhất khi kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi trong thời gian chữa bệnh ho.

kháng sinh trị ho phổ biến

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Vì sao ho lâu ngày không khỏi mặc dù đã uống kháng sinh?
  • 10 loại thuốc trị ho hiệu quả nhất hiện nay 2020

thông tin bạn đọc quan tâm

x xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

dienhoavip.vndiachishophoa.vn , diadiemshophoa.vn  , Rối Loạn Cương dương ,

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

ứng thời tiết

Trả lời