Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Ho

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

xem thêm shop hoa tươi quảng nam

 

Ho có đờm là triệu chứng của bệnh lý về đường hô hấp. Tình trạng này không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn và nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân bệnh, dấu hiệu nhận biết và điều trị ho kèm theo đờm như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn này.

Ho có đờm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đờm hay đàm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và các chất độc hại xâm nhập cơ thể,… Các chất này được tiết ra từ phế quản, khí quản, phế nang, họng và hốc mũi, gây cản trở được hô hấp. Đờm được đẩy ra ngoài khi hệ hô hấp có phản xạ ho.

Ho có đờm có nguy hiểm không?
Ho có đờm cảnh báo nhiều bênh lý hô hấp nguy hiểm

Ho có đờm là phản xạ ho của cơ thể đẩy đờm ra khỏi hệ hô hấp. Khác với ho thông thường, ho có đờm là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm như:.

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

  • Ho do viêm phế quản: Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra các triệu chứng ho đờm lâu ngày không khỏi. Với nhiều trường hợp bị nặng, đờm có màu vàng hoặc màu xanh gây mùi hôi khó chịu
  • Ho do viêm đường hô hấp cấp: Với các bệnh như viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản xuất hiện triệu chứng ho đờm, thường xuyên ho về đêm. 
  • Ho do giãn phế quản: Khi viêm đường hô hấp không được điều trị dứt điểm, gây giãn phế quản và làm tăng khả năng kích ứng đường thở gây ho đờm đặc, ngoài ra ho kèm mủ máu.
  • Ho có đờm do lao phổi: Người bệnh bị lao phổi thường có đờm đục trắng, bệnh lây lan qua đường hô hấp nên khi khạc đờm nên kiểm soát và tránh lây lan cộng đồng. 
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Bệnh này thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, tiếp xúc thường xuyên và làm việc lâu ngày ở môi trường độc hại, bệnh nhân thường ho khạc đờm màu trắng
Ho có đờm là triệu chứng của bệnh COPD
Ho có đờm là triệu chứng của bệnh COPD
  • Bệnh hen suyễn: Bệnh với triệu chứng ho đờm trắng và khó thở. Sau khi khạc đờm, cơn hen giảm dần.
  • Viêm phổi: Dấu hiệu của bệnh ho đờm vàng, đau tức vùng phổi, kèm theo hội chứng nhiễm trùng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh có dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
  • Ung thư phổi: Ho lâu ngày, cơ thể gầy sút không rõ nguyên nhân cũng là những biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư phổi.

Ho có đờm lâu ngày không khỏi là triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Do đó khi biểu hiện ho khạc ra đờm kéo dài, người bệnh nên đi khám. Tại cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân, điều trị theo phác đồ phù hợp.

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

Nguyên nhân ho có đờm là gì?

Ho có đờm thường là triệu chứng của các bệnh lý kể trên. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa gây bệnh có thể kể đến là:

  • Hậu quả của các bệnh cảm cúm, cảm lạnh
  • Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường gây ho và có đờm
  • Môi trường ô nhiễm, hít phải không khí ô nhiễm dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản và gây ho.
  • Người bệnh hút thuốc lá và thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại
  • Dị ứng với lông động vật, nước hoa, phấn hoa
  • Nhiễm khuẩn virus thủy đậu, ho gà, bệnh sởi…
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt nghỉ ngơi không khoa học…

Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị đạt được hiệu quả mong muốn và rút ngắn được thời gian điều trị. Các biện pháp chẩn đoán ho có đờm thường được áp dụng gồm:

  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch đờm được tiến hành để xác định chính xác tác nhân virus, vi khuần gây viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến ho.
  • Chụp X-quang: Kết quả chụp X-quang giúp xác định được phạm vi và mức độ tổn thương tại đường hô hấp do các bệnh lý liên quan đến ho có đờm.
  • Các chẩn đoán khác: Dựa trên các triệu chứng, tiếng ho, tiếng thở của người bệnh để xác định bệnh lý gặp phải.

Các biểu hiện kèm theo ho có đờm thường gặp

Ho có đờm là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng… Khi bị bệnh người bệnh thường có các biểu hiện kèm theo như:

  • Ho ra đờm xanh, đờm vàng, đờm trắng thường do virus, vi khuẩn gây ra.
  • Ho đờm kéo dài nhưng không sốt
  • Ho có đờm lẫn máu, thường là ở giai đoạn viêm nhiễm nặng. Gặp tình trạng này người bệnh nên chủ động đi thăm khám.
  • Sốt, thân nhiệt cao hơn bình thường. Ho có đờm ở trẻ em kèm theo sốt cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Sốt cao có thể dẫn đến co giật nguy hiểm.
  • Khó thở, thở gấp
  • Ho nhiều đặc biệt là về đêm
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi
  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn
  • Đau tức ngực do ho nhiều…
Triệu chứng của ho có đờm
Triệu chứng của ho có đờm

Người bệnh có thể không xuất hiện cùng lúc các triệu chứng kể trên. Theo lời khuyên của các chuyên gia bệnh đường hô hấp, tình trạng ho có đờm kéo dài không tự khỏi hoặc kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, khó thở, ho ra máu… nên đi khám và điều trị. Để lâu hoặc điều trị sai các, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm hơn như: áp xe phổi, viêm phổi mãn tính, ung thư phổi…

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

Ho có đờm uống thuốc gì? Cách điều trị hiệu quả

Tùy vào mức độ ho, bệnh lý gặp phải, cơ địa người bệnh có thể dùng phương pháp chữa bệnh khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo cách điều trị ho dưới đây: 

Điều trị ho có đờm bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được nhiều bệnh nhân sử dụng, ưu điểm giảm cơn ho và ho có đờm nhanh chóng. Tuy nhiên gây tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón. Ngoài ra nếu người bệnh không dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, gây ra hiện tượng nhờn thuốc, và bệnh dễ tái phát. 

  • Thuốc long đờm: Sử dụng thuốc long đờm như Terpin, ipeca, amoni clorid và guaifenesin giúp loãng đờm và bảo vệ niêm mạc và loại bỏ những tác nhân kích thích. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ gây buồn nôn, chóng mặt
  • Thuốc tiêu đờm: Thuốc tiêu đờm sử dụng Ambroxol, erdosteine, acetylcystein, carbocistein. Thuốc giúp giảm độ quánh đặc của đờm, loại bỏ đờm nhầy ra ngoài bằng phản xạ ho dễ dàng hơn. Nhưng người bệnh lưu ý thuốc gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,… 
Thuốc tiêu đờm Ambroxol
Thuốc tiêu đờm Ambroxol
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm giúp giảm sưng, đau rát họng do cơn ho gây nên. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Ibuprofen, diclophenac,… betamethason
  • Thuốc giảm ho: Thuốc trị ho Ambroxol, Natribenzoat, Bromhexin được sử dụng trị ho có đờm đặc, ho có đờm lâu ngày. 
  • Thuốc kháng sinh: Giúp giảm cơn ho nhanh chóng, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trị ho như: amoxicillin, penicillin, roxithromycin,… giúp tiêu diệt và hạn chế vi khuẩn gây bệnh, giảm cơn ho hiệu quả nhanh chóng
  • Thuốc sát khuẩn họng: Trong đơn thuốc người bệnh nếu có thuốc kháng sinh thì nên sử dụng thuốc sát khuẩn họng không chứa thành phần kháng sinh như: Mekotricin. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thuốc chứa thành phần kháng sinh Mybacin, lysopaine. Người bệnh bị ho có đờm nhẹ để giảm cảm giác đau rát cổ họng, chỉ cần súc họng bằng nước muối loãng và có thể sử dụng thêm thuốc sát khuẩn viên ngậm.
  • Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu
Thuốc sát khuẩn họng Strepsil
Thuốc sát khuẩn họng Strepsil

*Lưu ý: Người bệnh sử dụng đúng và đủ theo yêu cầu bác sĩ, không ngưng sử dụng thuốc hoặc giãn cách tránh kháng thuốc, nhờn thuốc. Ngưng sử dụng thuốc khi có dấu hiệu dị ứng với thuốc như chóng mặt, tăng huyết áp, buồn nôn, khó thở…

Ngoài ra căn cứ vào bệnh lý gây ho có đờm mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Chẳng hạn với người bệnh ho có đờm do viêm phổi tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh kê đơn khác nhau: 

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

  • Điều trị viêm phổi cho trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi: Ưu tiên sử dụng Thuốc Amoxicillin, phác đồ có thể kéo dài 5 ngày hoặc sử dụng thuốc Cefuroxim Clarithromycin, Bactrim.
  • Đối với trẻ em trên 5 tuổi: Ưu tiên sử dụng Amox + Azithromycin + a.clavulanic hoặc thay thế thuốc Cefuroxim, Cotrimoxazol, Clarithromycin .
  • Người bệnh từ 18-50 tuổi: Thuốc Amoxicillin được ưu tiên sử dụng, ngoài ra có thể thay thế bằng thuốc Clarithromycin hoặc Azithromycin.
  • Người bệnh trên 50 tuổi: Sử dụng Amoxicillin uống theo liều lượng cụ thể.

Bài thuốc dân gian chữa ho có đờm

Ngoài sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng 1 số bài thuốc dân gian để giảm triệu chứng. Các bài thuốc dân gian có ưu điểm lành tính do sử dụng thảo dược. Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa trị tại nhà theo kinh nghiệm dân gian như:

  • Gừng: Gừng có tính ấm, chống viêm, kháng khuẩn giúp điều trị ho có đờm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gừng thái lát với nước ấm hoặc sử dụng gừng và muối ngậm trực tiếp làm giảm viêm nhiễm đau rát vùng cổ họng, giảm ho, loãng đờm.
  • Mật ong: Mật ong giúp cung cấp năng lượng, nâng cao sức đề kháng cơ thể, trị ho, long đờm hiệu quả. Bạn sử dụng mật ong nguyên chất pha nước ấm hoặc kết hợp mật ong với chanh tươi khuấy đều trong 100ml nước ấm, uống khoảng 2-3 lần/ ngày, giảm ho có đờm hiệu quả. Ngoài ra người bệnh sử dụng mật ong và lá hẹ chưng cách thủy, sử dụng 2 lần/ngày, tuy nhiên với người bị phong hàn, hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng bài thuốc này.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá là một trong những thảo dược thải độc, tiêu đờm hiệu quả. Bạn sử dụng rau diếp cá rửa sạch, sau đó giã và đun sôi với cốc nước vo gạo. Lọc lấy nước và sử dụng 2-3 lần/ ngày.
  • Củ cải trắng: Củ cải trắng có tính mát trị bệnh ho, viêm phế quản hiệu quả. Bạn sử dụng 1 kg củ cải trắng, gọt vỏ và xay lấy nước và đun sôi, thêm 200-250g gừng thái lát mỏng và chờ hỗn hợp này sôi trong 10 phút  và cho thêm mật ong. Sử dụng 2 lần/ngày giúp ho có đờm của bạn hiệu quả sau 3-5 ngày.
Bài thuốc dân gian trị ho có đờm hiệu quả
Bài thuốc dân gian trị ho có đờm hiệu quả

Bài thuốc dân gian hiệu quả, an toàn, nhưng người bệnh cần kiên trì và chỉ sử dụng phương pháp khi bệnh khởi phát chưa chuyển biến nặng. Khi bệnh biến chứng nguy hiểm cần đến cơ sở thăm khám để điều trị đúng cách và dứt điểm.

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

Thuốc Đông Y chữa ho có đờm

Trị ho có đờm bằng phương pháp Đông Y được nhiều người bệnh sử dụng nhờ tính an toàn và hiệu quả. Theo Đông y hầu hết các trường hợp bị ho đều do phổi bị tổn thương khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Theo đó, Đông y chia ho thành các thể phong hàn, phong nhiệt, phế âm hư, tỳ dương hư.

Mỗi thể bệnh sẽ áp dụng phép trị khác nhau. Mục đích cuối cùng trong điều trị bằng Đông y là loại bỏ triệu chứng ho, bổ phế, khắc phục các tổn thương, viêm nhiễm tại đường hô hấp. Đồng thời, thuốc Đông y giúp bồi bổ cơ thể nên hiệu quả mang lại lâu dài. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc  Đông y dưới đây để điều trị bệnh hiệu quả: 

  • Bài thuốc số 1:  20g quả la hán, 12g tang bạch bì sắc và sử dụng 7-10 ngày giảm triệu chứng ho có đờm hiệu quả
  • Bài thuốc số 2: 9g tía tô, 9g hạnh nhân, 6g cát cánh, 3g bạc hà. Cho sắc lên và uống 2 lần/ ngày sử dụng 3-5 ngày
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng 12g bạch giới tử, 12g la bạc tử, 12 khoản đông hoa, 9g cát cánh, 9g tử uyển, 9g hạnh nhân. Người bệnh sắc thuốc sử dụng 1 thang/ ngày;  3 lần/ ngày, uống 5-7 giúp trị ho đờm nhanh chóng và hiệu quả

Thuốc Đông y có ưu điểm là lành tính và có thể điều trị dứt điểm được căn nguyên gây bệnh bên trong. Đồng thời, thuốc Đông y giúp tăng cường sức đề kháng và thể trạng cơ thể tốt. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc đến chậm và từ từ. Chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

Cách phòng tránh ho có đờm và ngăn tái phát

Khi bị ho có đờm bệnh nhân cần điều trị dứt điểm để bệnh không tái phát và biến chứng nặng hơn bên cạnh đó cần biện pháp phòng tránh nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể:

  • Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm độc hại
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài tránh bụi bẩn
  • Chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không sử dụng thực phẩm gây dị ứng
  • Súc họng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên
  • Giữ ấm cơ thể, cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
  • Khi có dấu hiệu bệnh, nên đi thăm khám và điều trị kịp thời đúng cách theo chỉ định của bác sĩ
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Bên cạnh sử dụng bài thuốc Đông y, bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày và nghỉ ngơi giúp bệnh nhanh khỏi hơn. 
Luyện tập thể dục thể thao tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
Luyện tập thể dục thể thao tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể

Qua bài viết, hy vọng giúp người bệnh hiểu rõ nguyên nhân gây ho có đờm và có biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý mình gặp phải là gì, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu

Thông tin hữu ích

  • Ho khan là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị
  • Bệnh ho gà là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

thông tin bạn đọc xem qua

x xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

dienhoavip.vndiachishophoa.vn , diadiemshophoa.vn  , Rối Loạn Cương dương ,

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

ứng thời tiết

Trả lời