Chia Sẻ Thông Tin Miên Phí

Mề Đay Mẩn Ngứa

Các loại thuốc trị mề đay

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa tốt nhất hiện nay

>>>xem thêm : Dịch vụ Điện Hoa Quận 1 Giao hoa tươi miễn phí

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa thường có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, việc sử dụng thường phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa
Tham khảo các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa phổ biến

 

Tổng quan về bệnh nổi mề đay

Mề đay hay còn gọi là mày đay là tình trạng phát ban da màu đỏ hoặc hồng và rất ngứa. Trong một số trường hợp mề đay có thể gây châm chích hoặc nóng rát nhẹ trên bề mặt da.

Thông thường mề đay thường chỉ kéo dài trong vài ngày và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị, tình trạng này gọi là mề đay cấp tính. Ngoài ra, có khoảng 5% các trường hợp mề đay kéo dài hơn 6 tuần và có thể tái phát thường xuyên, được gọi là mề đay mãn tính.

Nguyên nhân phổ biến có thể gây nổi mề đay thường bao gồm nhiễm trùng, dị ứng uống, côn trùng đốt hoặc do dị ứng với một số thực phẩm. Ngoài ra, căng thẳng, thay đổi nhiệt độ, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn khác, như bệnh tiểu đường, cũng có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa.

Có khoảng 20% dân số thế giới bị nổi mề đay và trong hầu hết các trường hợp, mề đay không nghiêm trọng và không cần điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện và thuốc không kê đơn để hỗ trợ cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

>>>xem tham khảo : Điện hoa online hcm

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa tốt nhất hiện nay

Trong các trường hợp mề đay nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị nhiều loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa khác nhau như:

1. Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine là loại thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa phổ biến nhất. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sản xuất Histamine (hóa chất được hệ thống miễn dịch tạo ra để chống lại các phản ứng dị ứng).

Trong hầu hết các trường hợp nổi mề đay, bác sĩ thường kê thuốc kháng Histamine để giảm viêm, sưng và ngăn ngừa việc hình thành mẩn ngứa. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Loratadine
  • Levocetirizine Dihydrochloride
  • Fexofenadine
  • Cetirizine

Thuốc kháng Histamine có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn, chóng mặt, ho hoặc táo bón.

Ngoài ra, một số loại thuốc kháng Histamine có thể gây buồn ngủ như Benadryl. Do đó, người bệnh cần cân nhắc thời gian sử dụng thuốc phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

nguyên nhân nổi mề đay
Thuốc kháng Histamine là loại thuốc phổ biến được sử dụng điều trị dị ứng, nổi mề đay

Trong các trường hợp mề đay mãn tính vô căn hoặc mề đay vật lý, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng Histamine có tác dụng mạnh hơn, bao gồm:

  • Vistaril: Có tác dụng cải thiện các phản ứng da bao gồm ngứa, nổi mề đay và sưng phù dưới da. Tác dụng phụ bao gồm đau dạ dày, tầm nhìn kém, buồn ngủ, chóng mặt.
  • Clarinex: Có tác dụng kháng Histamine mạnh, thường chỉ được chỉ định cho trường hợp mề đay nghiêm trọng hoặc lan rộng ra khắp cơ thể.

2. Thuốc chẹn H2

Thuốc chẹn H2 hay còn gọi là thuốc đối kháng thụ thể H2, là nhóm thuốc kháng Histamine thế hệ mới và thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng Histamine thông thường.

Các loại thuốc này hoạt động bằng cách thu hẹp các mạch máu nhỏ dưới da. Điều này hỗ trợ giảm viêm, phù nề cũng như cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Zantac
  • Tagamet
  • Pepcid

Bên cạnh tác dụng điều trị mề đay, thuốc chẹn H2 cũng được chỉ định để điều trị chứng ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, đau đầu, đau khớp hoặc đau cơ và tiêu chảy.

>>>THAM KHẢO THÊM : Shop Hoa Tươi Huyện Bến Lức Long An

3. Thuốc Corticosteroid

Trong các trường hợp thuốc kháng Histamine không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê thuốc Corticosteroid để cải thiện các triệu chứng.

Thuốc Corticosteroid có tác dụng làm giảm phản ứng của toàn bộ hệ thống miễn dịch và cải thiện tình trạng nổi mề đay nhanh chóng. Do đó, Corticosteroid có thể mang lại hiệu quả cao khi các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa khác không có tác dụng.

mề đay uống thuốc gì
Thuốc Corticosteroid có tác dụng chống viêm, hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa

Corticosteroid thường được sử dụng thông qua đường uống (dạng viên nén) hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tăng nhãn áp
  • Tăng cân
  • Tăng huyết áp
  • Loãng xương
  • Tiểu đường
Ngoài ra, lạm dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều lượng quy định, có thể dẫn đến tình trạng:
  • Đục thủy tinh thể
  • Giảm hormone tuyến thượng thận
  • Lượng đường trong máu cao
  • Giảm miễn dịch đối với một số bệnh lý thông thường bao gồm cảm lạnh
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Sử dụng thuốc Corticosteroid theo liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hoặc thay đổi loại thuốc mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

4. Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene

Thuốc Leukotriene hoạt động bằng cách ngăn ngừa giải phóng Leukotriene. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc kháng Histamine.

Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng viêm, sưng và hỗ trợ điều trị mề đay cấp tính, đặc biệt là tình trạng nổi mề đay do dị ứng Aspirin hoặc dị ứng thực phẩm gây ra. Bên cạnh đó, thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene cũng hỗ trợ điều trị mề đay mãn tính, đặc biệt là mề đay do thời tiết nóng và mề đay do mồ hôi vận động.

thuốc uống trị ngứa da nổi mề đay
Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene được chỉ định khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị

5. Thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin

Thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin hoạt động tương tự như thuốc kháng Histamine liều mạnh. Đôi khi bác sĩ có thể kê thuộc Doxepin liều thấp để cải thiện tình trạng nổi mề mẩn ngứa vô căn hoặc kéo dài.

Sử dụng thuốc Doxepin dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý thay đổi liều lượng cũng như lạm dụng thuốc. Trong một số trường hợp quá liều, thuốc Doxepin có thể gây ra suy nghĩ muốn tự tử ở thanh thiếu niên và ở những bệnh nhân rối loạn tâm thần.

6. Thuốc Omalizumab

Thuốc Omalizumab là thuốc điều trị hen suyễn và được sử dụng như một loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa, đặc biệt là ở người không đáp ứng thuốc kháng Histamine hoặc Corticosteroid.

Omalizumab là một kháng thể đơn dòng có tác dụng ngăn chặn một loại protein, có tên gọi là Immunoglobulin E (IgE). Đây là protein có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng, nổi mề đay và một số bệnh lý ngoài da khác như viêm da cơ địa hoặc bệnh chàm.

cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà
Thuốc hen suyễn Omalizumab có thể hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa nếu được sử dụng ở liều lượng phù hợp
Bên cạnh công dụng điều trị mề đay, thuốc Omalizumab có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
  • Ho
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi nhịp tim
  • Đau tức ngực
  • Đau bên trong tai
  • Xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh

Thuốc Omalizumab được kê dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch và được tiêm ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

7. Thuốc kháng sinh

Trong các trường hợp mề đay do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý nhiễm trùng gây ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị. Aczone là loại kháng sinh phổ biến có thể hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng sưng và nổi mề đay mẩn ngứa.

Sử dụng kháng sinh điều trị mề đay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng kháng sinh, điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ.

>>>xem ngay : Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào?

Biện pháp hỗ trợ điều trị mề đay tại nhà

Bên cạnh các thuốc trị mề đay mẩn ngứa, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa mề đay tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trong một số trường hợp nổi mề đay không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

thuốc trị mề đay mẩn ngứa
Tắm nước ấm có thể hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa
  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh hoặc bất cứ thứ gì đó mát mẻ lên vùng da nổi mề đay có thể làm giảm kích ứng và hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ. Người bệnh có thể bọc một viên đá trong vải mỏng, dùng chườm lên vùng da bệnh trong 10 phút. Có thể chườm lạnh nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.
  • Tắm nước ấm: Nước ấm có thể hỗ trợ lưu thông máu và ngăn ngừa nổi mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, thêm baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm có thể hỗ trợ giảm ngứa.
  • Sử dụng gel nha đam: Nha đam là một chất chống viêm tự nhiên có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Người bệnh có thể thoa gel nha đam lên vùng da nổi mề đay vài lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.
  • Sử dụng nghệ: Hoạt chất Curcumin có trong nghệ có thể cải thiện tình trạng sưng, viêm và ngứa ở người bệnh nổi mề đay. Do đó, thoa nghệ hoặc hỗn hợp bột nghệ mật ong lên da có thể hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa.
  • Hạn chế căng thẳng: Mặc dù căng thẳng và stress không gây nổi mề đay nhưng có thể thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị nổi mề đay nên dành thời gian thư giãn, nghe nhạc, thiền định hoặc hít thở sâu để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay.

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay

Mề đay có thể thể tái phát nếu tiếp xúc với các yếu tố kích ứng. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc trị mề đay mẩn ngứa, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Một số lưu ý phòng ngừa nổi mề đay mẩn ngứa bao gồm:

  • Xác định và tránh các chất có thể gây dị ứng. Một số người có thể dễ bị dị ứng với phấn hoa, thực phẩm, thuốc, lông động vật, vết cắn của côn trùng hoặc một số loại thực vật.
  • Thoa kem chống nắng hoặc có biện pháp che chắn phù hợp khi làm việc dưới ánh sáng mặt trời. Đội mũ, mặc quần áo dài và hạn chế ở dưới trời nắng gắt quá lâu cũng có thể ngăn ngừa nổi mề đay.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết để cải thiện hệ thống miễn dịch và phòng ngừa mề đay. Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ thức ăn cay, nhiều dầu mỡ để tránh gây kích ứng da.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa mề đay tái phát.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.

Hầu hết các trường hợp, mề đay không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

 

Trả lời